lượng sản phẩm dịch vụ, cung ứng sản phẩm dịch vụ hoàn hảo, phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, các quy định, quy chế liên quan.
• Phát triển mạnh cho vay KHCN: Toàn chi nhánh phấn đấu mức tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm khoảng 30% trở lên, đi đôi với tăng trưởng tín dụng là phát tiển diện khách hàng thông qua tuyên truyền, quảng cáo, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ cho vay KHCN đến các cơ quan, đơn vị kinh tế trên địa bàn, tuyên truyền trên đài phát thanh của các xã, phường để người dân có nhu cầu hiểu rõ từ đó thu hút thêm khách hàng mới.
• Xây dựng chiến lược khách hàng, có chính sách cụ thể với từng nhóm khách hàng nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng, có phương án sản xuất kinh doanh tốt, đảm bảo về năng lực tài chính.
3.2.Giải pháp đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnhThái Bình
Từ thực tế phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và những định hướng chiến lược của chi nhánh, có thể xây dựng một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh như sau:
3.2.1. Hoàn thiện và phát triển sản phẩm cho vay đối với khách hàngcá nhân cá nhân cá nhân
Sản phẩm của ngân hàng được tạo ra để phục vụ nhu cầu của khách hàng, như vậy khách hàng luôn là trung tâm trong mọi hoạt động của ngân hàng. Do đó việc làm quan trọng khi muốn mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh là xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu mà chi nhánh hướng tới. Hoạt động này sẽ định hướng cho một loạt các chính sách về sau như chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuếch trương... nhằm tác động mạnh mẽ và thu hút khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
3.2.1.1.Lựa chọn khách hàng mục tiêu của chi nhánh:
Theo định hướng phát triển chung của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Bình, chủ trương hướng tới cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân, các dự án kinh doanh nhỏ và vừa, các trang trại, gia trại hoạt động hiệu quả, phục vụ các nhu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn.
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu, chi nhánh cần xây dựng các chính sách nhằm tiếp cận và khai thác đối tượng khách hàng này, và chiến lược về sản phẩm là chiến lược cần thực hiện đầu tiên.
3.2.1.2.Chiến lược sản phẩm tại chi nhánh bao gồm các hoạt động: a) Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân
Hoàn thiện và phát triển sản phẩm là một trong những nội dung cơ bản và rất quan trọng trong chiến lược sản phẩm của ngân hàng. Một sản phẩm được coi là có hiệu quả nếu nó đảm bảo được tính đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng, có sức cạnh tranh và có khả năng sinh lời.
Xuất phát từ các hạn chế về sản phẩm dịch vụ, việc đưa ra các biện pháp để phát triển và hoàn thiện sản phẩm cho vay KHCN là yêu cầu quan trọng đầu tiên nếu chi nhánh muốn giữ chân khách hàng cũ và thu hút các khách hàng tiềm năng.
Sự đa dạng của sản phẩm cho vay sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, tuy nhiên không phải sản phẩm cho vay nào cũng đem lại hiệu quả như nhau, có những sản phẩm đem lại lợi nhuận cao, ngược lại có những sản phẩm chỉ có lợi nhuận thấp. Do đó ngân hàng cần xác định những sản phẩm chiến lược, những sản phẩm bán chéo, bán kèm thể hiện sự ưu đãi như phát hành thẻ được phép thấu chi trên tài khoản theo mức quy định.
Để thực hiện hoạt động này, chi nhánh có thể thành lập một bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Nhiệm vụ của bộ phận này đó là:
Phối hợp với phòng Kế hoạch Nguồn vốn và phòng Kế toán Ngân quỹ, theo dõi hiệu quả những sản phẩm mà chi nhánh đã cung cấp cho khách hàng,
kịp thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phân phối sản phẩm để có những điều chỉnh, hoàn thiện thích hợp.
Việc xây dựng cơ cấu danh mục sản phẩm cho vay KHCN hợp lý đòi hỏi chi nhánh phải đầu tư nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, phân tích đặc điểm dân cư, sở thích của khách hàng,…Từ đó mới đưa ra sản phẩm phù hợp, tiện ích và đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
b) Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Với đối tượng khách hàng mục tiêu là các cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh, bên cạnh nhu cầu vay tiền, họ cũng có rất nhiều nhu cầu khác như dịch vụ mở thẻ, chuyển tiền trong và ngoài nước, bảo an tín dụng, bảo hiểm các loại phương tiện xe máy, xe ô tô, tàu thuyền,…cần được đáp ứng. Nhằm phát huy ưu điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giúp chi nhánh tăng cường doanh số bán sản phẩm ngoài tín dụng, mang lại những lợi ích tăng thêm cho cả khách hàng và ngân hàng.
• Sản phẩm ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại tại chi nhánh. Với khả năng xử lý thông tin trực tuyến, dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp các dịch vụ thanh toán, truy vấn online cho tất cả các đối tượng khách hàng.
• Sản phẩm thẻ
Sản phẩm thẻ hiện nay đã phát triển thành một sản phẩm không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, phát triển sản phẩm thẻ cũng giúp hỗ trợ phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, đặc biệt là các sản phẩm cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Một số giải pháp chi nhánh cần phải thực hiện khi muốn phát triển sản phẩm thẻ đó là:
- Đảm bảo mạng lưới máy ATM hoạt động tốt, giảm thiểu tối đa tình trạng máy không hoạt động vì điều này sẽ gây tâm lý khó chịu cho khách hàng.
- Cần tổ chức cho cán bộ nắm vững quy trình nghiệp vụ, quản lý vận hành hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động thẻ, đảm bảo hoạt động diễn ra trôi chảy và chuyên nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện liên kết với các đối tác khác để phát triển sản phẩm thẻ, như liên kết với NH chính sách xã hội để phát hành và giải ngân cho sinh viên qua thẻ lập nghiệp.
- Ký hợp đồng với các đơn vị trả lương qua thẻ cho cán bộ công nhân viên...để tiếp cận với khách hàng tiềm năng từ đó phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
- Tổ chức nghiên cứu và đầu tư công nghệ phát triển các sản phẩm thẻ mới, đặc biệt là thẻ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.