Mối quan hệ gắn kết giữa tư duy nghệ thuật với cái tôi trữ tình

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu) (Trang 47 - 49)

6. Cấu trúc của luận án

2.1.3. Mối quan hệ gắn kết giữa tư duy nghệ thuật với cái tôi trữ tình

Tư duy nghệ thuật và cái tôi trữ tình trong thơ có mối quan hệ gắn kết tương giao. Sự thay đổi tư duy nghệ thuật trong từng giai đoạn văn học là cơ sở, tác động dẫn đến sự thay đổi của cái tôi trữ tình, hay nói cách khác: tư duy nghệ thuật thế nào thì cái tôi trữ tình như thế ấy. Chẳng hạn như tư duy nghệ thuật sử thi hiện đại trong giai đoạn văn học Việt Nam (1945 - 1975) gắn với cái tôi công dân - chiến sĩ trong cả thơ và văn xuôi dù phương thức thể hiện có khác nhau, phụ thuộc vào đặc trưng thể loại. Tư duy sử thi hiện đại quan niệm về nhà thơ đồng thời là người chiến sĩ, nhà thơ mong ước là đại diện cho cả dân tộc, nhân dân để cất lên tiếng nói thời đại; thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng ; nhà thơ với công chúng có sự gắn bó, hoà đồng, nhà thơ là “ca sĩ” của nhân dân nói thay công chúng mọi suy tư, cảm xúc, nỗi đau, khát vọng, …

Trước yêu cầu của lịch sử, tư duy sử thi hiện đại chi phối chủ yếu nền văn học Cách mạng Việt Nam (1945 - 1975). Trạng thái sử thi của đời sống tinh thần xã hội gắn với tính chất hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Mĩ học trong thơ Cách mạng là mĩ học về cái hào hùng, cái cao cả. Nhà thơ Chế Lan Viên nhận thấy vóc dáng và vị trí của nhà thơ trong cuộc chiến đấu không khoan nhượng với kẻ thù: “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến

bao giờ đẹp thế này chăng ? - Chế Lan Viên), Từ ấy của Tố Hữu xác định rõ

ràng và dứt khoát nhân sinh quan cách mạng và lí tưởng cộng sản của tác giả:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lý chói qua tim/Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và rộn tiếng chim” (Từ ấy - Tố Hữu), … Tư duy sử

thi hiện đại đã dẫn tới tính thống nhất trong cảm nhận về hiện thực đời sống và sự thể hiện cái tôi trữ tình của người nghệ sĩ trong sáng tác thơ văn. Chế Lan Viên nhận xét xác đáng: “Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung

khuôn mặt/Nụ cười đưa tiễn con, nghìn bà mẹ như nhau” (Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa - Chế Lan Viên). Cái tôi trong thơ đã trở thành cái ta, hay nói

đúng hơn, nếu các nhà Thơ mới đi sâu vào cái tôi cá nhân thì thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ lại cố gắng xây dựng cái tôi sử thi, cái tôi công dân - chiến sĩ, cái tôi đại chúng, cái tôi thế hệ. Giữa cái tôi và cái ta có sự thống nhất, gắn bó: “Tôi đã là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha” (Tố Hữu);

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu/ Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Của vạn người yêu dấu gian lao” (Xuân Diệu); “Có phải, hỡi miền Nam anh dũng!/ Khi ta đứng lên cầm khẩu súng/ Ta vì ta, ba chục triệu người/ Cũng vì ba ngàn triệu trên đời!” (Tố Hữu).

Nếu thơ ca thời chiến chịu sự chi phối của tư duy sử thi hiện đại thì bước sang thời bình - giai đoạn hậu chiến (1975 - 1985), có sự chuyển hướng, thay đổi rõ rệt về tư duy nghệ thuật trong thơ. Trước đó, thơ được quan niệm là tiếng nói của lí tưởng cách mạng - tiếng nói của: “Đồng chí, đồng ý, đồng tình”, là thứ vũ khí tinh thần góp phần đắc lực vào cuộc chiến đấu của dân tộc thì đến thời kì đổi mới thơ trước hết là tiếng nói tinh thần của cá nhân, là tiếng nói của xúc cảm, của tư tưởng và của cả trực giác, tâm linh. Các nhà thơ đổi mới quan tâm đến hiện thực nhưng không chỉ là hiện thực của “đám đông”, của ý thức hệ, của đấu tranh giai cấp - những cái hào hùng, cao cả, to lớn mà đối tượng quan tâm chủ yếu của họ là hiện thực nội tâm, tư tưởng, cảm xúc, hiện thực vô thức, linh giác của con người cá nhân, … Thơ trở về với cuộc sống bình dị, đời thường. Tư duy

nghệ thuật phi sử thi đã dần thay thế cho tư duy nghệ thuật sử thi hiện đại. Tư duy thơ chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội.

Sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật nói trên đã tạo nên sự thay đổi trong hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn này. Khác với cái tôi công dân - chiến sĩ, cái tôi đại chúng của thơ cách mạng, hiện diện trong thơ thế hệ đổi mới là hình tượng cái tôi đa dạng mà nổi bật là cái tôi thế sự - đời tư. Đó là cái tôi với những suy tư cá nhân về số phận dân tộc và số phận con người, về chính bản thân mình: “Một mình một mâm cơm/ Ngồi bên nào cũng lệch/ Chị chôn tuổi

xuân trong má lúm đồng tiền” (Hữu Thỉnh). Hay là cái tôi với những bi kịch, lo

âu đời thường: “Em chết trong nỗi buồn/ Chết như từng giọt sương/ Rơi không

thành tiếng” (Lâm Thị Mĩ Dạ); “Người diễn viên ấy đóng trăm vai vai nào cũng giỏi/ Chỉ một vai đóng không nổi/ - Vai mình .../ Anh đóng giỏi trăm vai lại đánh mất mình” (Chế Lan Viên); “Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật chẳng dễ chi” (Nguyễn Trọng Tạo), … Cái tôi tự đối thoại, tự ngắm mình,

vẽ chân dung mình, đi tìm mình: Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đi tìm mặt (Hoàng Hưng), Vẽ tôi (Hoàng Phủ Ngọc Tường), …

Như vậy, sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật và những cảm hứng mới trong cuộc sống đã kéo theo sự vận động, thay thế của các kiểu cái tôi trữ tình, qua các giai đoạn thơ, để tìm đến một hình thái tối ưu, hiệu quả nhằm phản ánh trung thành bộ mặt tinh thần và cảm xúc của từng thời đại. Tư duy nghệ thuật và các kiểu loại cái tôi trữ tình có mối quan hệ gắn kết tương giao như vậy, cho nên khi

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w