Giọng điệu kiêu hãnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu) (Trang 134 - 139)

6. Cấu trúc của luận án

4.2.1.Giọng điệu kiêu hãnh

Nguồn gốc sâu xa của sự xuất hiện giọng điệu kiêu hãnh về vẻ đẹp trí tuệ - tâm hồn của người phụ nữ là do sự thay đổi trong quan niệm về cái tôi và sự thể hiện của cái tôi trữ tình trong thơ nữ Việt Nam đương đại. Các nữ sĩ trẻ đương đại theo khuynh hướng đề cao cái tôi cá nhân – khẳng định con người cá nhân một cách mạnh mẽ và độc đáo. Họ cất tiếng nói khẳng định vị thế của mình trong trong mọi mối quan hệ, trong gia đình, xã hội.

Giọng điệu ngợi ca nồng nhiệt, mạnh mẽ, đại diện cho sức mạnh cộng đồng vốn là hợp âm chủ đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975: - Say sưa ngợi ca Tổ quốc, Đảng quang vinh: “Ôi Đảng chúng ta là mùa xuân tuyệt

đẹp/Ngày một thêm xuân không bao giờ hết” (Phạm Hổ); “Đảng đã cho con cả cuộc đời/Cả mùa xuân thắm rộn vui tươi” (Lê Đức Thọ), … - Ca ngợi vẻ đẹp lí

dài trên đỉnh dốc cheo leo/Núi không đè nổi vai vươn tới/Lá ngụy trang reo với gió đèo” (Việt Bắc - Tố Hữu), …

Tiếng nói trong thơ nữ Việt Nam đương đại lại là tiếng nói của cá nhân, thể hiện cho cá tính và cái tôi bản thể của người phụ nữ thời bình. Các nhà thơ nữ đương đại đã dùng giọng điệu mạnh mẽ, tự tin đầy kiêu hãnh để khẳng định vị thế của cái tôi cá nhân trong tất cả các mối quan hệ xã hội - đặc biệt là bình đẳng giới, bình quyền nữ. Vi Thuỳ Linh dõng dạc, đầy tự tin: “Tôi tự tin dòng máu

chủng tộc” (Sinh năm 1980 - Vi Thùy Linh), “Tôi là tôi một bản thể đầy mẫu thuẫn/Tôi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười/Nhưng trước sân khấu cuộc đời/Tôi không bao giờ hóa trang để nhập vai người khác” (Tôi - Vi Thùy

Linh), Phan Huyền Thư ngạo nghễ khẳng định cái tôi riêng biệt: “Như ngựa non

tập phi nước đại/em hí lên hân hoan trong vũ điệu thảo nguyên” (Ngựa đêm -

Phan Huyền Thư). Là những người phụ nữ có trí tuệ và bản lĩnh, các chị khẳng định thực tế vượt qua số phận của bản thân – điều không mấy xuất hiện trong thơ nữ truyền thống: “Người ta an ủi nhau bằng cách quy về cho “số phận”/Em

không tin sự định đoạt của số phận/Hạnh phúc không an bài bằng dấu của định mệnh/Con người làm nên tất cả” (Vi Thuỳ Linh). Với bài thơ Nhảy Kiều Maily

thực sự đã thực hiện một bước “nhảy” khẳng định nữ quyền: “Giữa anh và em là

vực thẳm/mấy lần số cát bãi Nam Kương kia không thể lấp đầy/giữa đôi mắt chúng ta là vực thẳm/đắm đuối đến đâu cũng không thể đầy/giữa thân thể chúng ta là vực thẳm/ngàn nụ hôn cũng không thể làm đầy/anh có muốn nhảy không?”

- câu hỏi mà nhà thơ đặt ra cho người tình đã vượt thoát khỏi tư tưởng nữ giới lệ thuộc/tòng thuộc nam quyền trước đây - đồng thời thể hiện cái đầu tỉnh táo, không còn những ngây thơ, yếu đuối, mơ hồ, ngược lại - đầy kiêu hãnh và thách thức của người đàn bà trong thời đại hôm nay. Lê Thị Thẩm Vân cũng thể hiện một giọng thơ ngợi ca nữ quyền tự tin, kiêu hãnh: “Khi anh bước ra khỏi bồn

tắm, lau vội làn da đẫm nước, bên ngoài này, em trở người quya mặt vào vách, ngó bức tranh treo trên tường: màu lam trời chiều, vòm lá sồi vươn lên từ phía sau nóc nhà ngói đỏ, ô cửa sổ rất rộng. “Để người đàn bà dễ leo”. Anh nói. “Không phải, để cả hai cùng dễ leo”. Em nói” (Căn phòng 2.2 - âm thanh sóng),

sự sâu sắc về trí tuệ, sự thay đổi trong tư duy, sự tác động của những luồng tư tưởng mới đã giúp các nhà thơ nữ tự tin khẳng định vị thế của mình không chút lép vế trước đàn ông, bình đẳng trong cách suy nghĩ và hành động.

Bình đẳng nữ quyền là thông điệp mà các tác giả nữ đương đại đặc biệt chú ý đề cập đến: Phan Huyền Thư cất giọng cao ngạo đầy thách thức: “Liếm cái

môi quy hoạch/tôi nhường đàn ông/Cao cả nghĩa hiệp/tôi nhường bạn bè/truất yêu đương - Phế ghen tuông - Giáng thù hận/Tôi nhường cho anh” (Tôi nhường cho anh - Phan Huyền Thư), “muốn làm cách mạng. Muốn/lật đổ chính chuyên. Muốn/tranh vợ cưới chồng. Muốn/giật bồ thông dâm. Muốn/đặt bom tượng đài ...” (Tháng tám). Bằng thủ pháp cường điệu với hàng loạt hình ảnh mang tính

tượng trưng: làm cách mạng, tranh vợ cướp chồng, giật bồ thông dâm, đặt bom

tượng đài, … tất cả xuất hiện trong suy nghĩ muốn nổi giận, phá phách mọi định

kiến trói buộc người phụ nữ ngàn năm. Thủ pháp cường điệu kết hợp với tượng trưng để phản ánh khát vọng muốn làm “cách mạng” cho thân phận người phụ nữ vốn thiệt thòi, cam chịu bao thế kỷ. Giọng điệu trong những câu thơ trên của Phan Huyền Thư tự tin, quyết đoán thể hiện ý nghĩ táo bạo “muốn làm cách mạng” để giải phóng thân phận người phụ nữ, mà trước hết là giải trung tâm những diễn ngôn từ lâu đã mặc định sẵn trong tâm thức của người phụ nữ Á Đông.

Bài thơ Ngọn cỏ của Nguyễn Thị Hoàng Bắc xuất hiện trong tạp chỉ Hợp

lưu năm 1997 như một tuyên ngôn gây sốc, đả phá quan niệm đã ăn sâu vào tiềm

thức, vào truyền thống văn hoá của cộng đồng: “Đàn bà đái không qua ngọn cỏ”.

“tiếng nước đái/ nhỏ giọt/ trong bồn cầu tí tách/ thứ nước ấm sóng sánh vàng/ hổ phách/ trong người tôi tuôn ra/ phải rồi/ tôi là đàn bà/ hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ/ bây giờ/ được ngồi rồi trên bồn cầu chễm chệ/ tương lai không chừng tôi sẽ/ to con mập phệ/ tí tách như mưa/ ngọn cỏ gió đùa” (Ngọn cỏ -Nguyễn Thị Hoàng Bắc). Bài thơ là tiếng nói mang âm hưởng nữ quyền hiện

đại với một giọng điệu phớt đời, khinh bạc, giễu nhại sâu cay, quyết liệt. Người phụ nữ không chịu lép vế, chịu đứng bên rìa của xã hội hay đứng bên lề của văn học nữa. Với ý thức nữ quyền và tinh thần hậu hiện đại, hoạt động tiểu tiện của

đàn bà được miêu tả trần trụi hàm ẩn ý nghĩa phải đổi thay quan niệm coi thường người phụ nữ.

Thi phẩm Thiếu phụ và con đường của Vi Thùy Linh kín đáo bộc lộ tâm thế chủ động, tự tin và cách ứng xử đầy trí tuệ của người “thiếu phụ” trong hoàn cảnh le lói ánh sáng giữa bóng đêm bi kịch: “Tự nhủ không thể yêu ai nữa/

Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên vừa mong ngóng/ Chị cố tránh con đường xưa…/ Lại đêm…/ Lại đêm…/ Lại một giao thừa mùa xuân hực nhựa/ Để mặc những người đàn ông đến và đi, ngoài cánh cửa/ Mười bảy đêm giao thừa đi qua…/ Rồi lịch cũng không muốn xé/ Tờ lịch lẻ loi phía đầu giường, như lá bùa rã cánh/ Chị nhặt lên/ dán lại đêm/ Lại một giao thừa đi qua, bằng tốc độ bằng số năm sống một mình bằng số tuổi khi chị gặp anh/Cảm thấy tiếng gọi lan trên hai bầu vú/ Người đàn bà hổn hển lao về phía con đường bấy lâu chị tránh/ Tiếng gọi cứ sôi lên không dứt/ Anh cần em, hãy trả lời anh! - Không phải anh!/ Mà là người đã đứng 18 giao thừa bên cánh cửa/ Vẫn đứng đúng chỗ hẹn trên con đường cũ, thiếu phụ đưa bàn tay phải ra trước mặt nhìn vào đường tình duyên đầy nhánh ngang chồng chéo và đứt đoạn/ Anh có đi hết con đường này không?” (Thiếu phụ và con đường - Vi Thùy Linh). Sự cô đơn của thiếu phụ

được diễn tả bằng cảm thức thời gian: - qua điệp từ: “lại đêm” lặp lại hai lần, điệp từ “đêm” 4 lần, qua số từ “17 đêm giao thừa đi qua”… Dòng chảy thời gian đằng đẵng ấy càng tô đậm hơn sự cô độc của người thiếu phụ. Khát khao thầm kín về tình yêu, tình dục được biểu hiện qua một thi ảnh mới mẻ, táo bạo:

“cảm thấy tiếng gọi lan trên hai bầu vú” - sự thôi thúc thầm kín ấy khiến “người đàn bà hổn hển lao về phía con đường bấy lâu chị tránh”. Rồi sau đó,

nếu có sự buông thả cũng là điều đáng cảm thông?! Nhưng không! Câu hỏi đầy lí trí của thiếu phụ khiến chúng ta bất ngờ: “anh có đi hết con đường này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không?”. Phải có bản lĩnh, trí tuệ, sự chủ động mới có được câu hỏi tỉnh táo

trong hoàn cảnh dễ rơi vào mê đắm như thế! Đây là bài thơ tự do không vần, nhà thơ dường như không quan tâm đến cắt nhịp và các biện pháp tu từ thường có trong thơ mà chỉ kể một câu chuyện có chất thơ. Qua tâm trạng của thiếu phụ

trong bài thơ này, ta nhận ra nhịp điệu tâm hồn bên trong của thi phẩm đã tạo ra giọng điệu lạ: - giọng buồn, trầm lắng trong 12 câu đầu (diễn tả thân phận lẻ loi, tâm trạng cô đơn của thiếu phụ), giọng điệu hối hả gấp gáp trong 5 câu tiếp (diễn tả bước chân cuống quýt, tâm trạng mê đắm của thiếu phụ chạy ra chỗ hẹn) và giọng điệu khách quan, tỉnh táo trong 2 câu kết (thiếu phụ dù khát khao vẫn tỉnh táo, không chấp nhận tình yêu vội vã, muốn hỏi “Anh” có muốn/có dám đi hết con đường tình duyên đầy chông gai của chị?). Cả 3 giọng điệu ấy kết hợp lại thành giọng điệu chủ đạo của bài thơ: kiêu hãnh, trí tuệ sắc sảo dù ở trong hoàn cảnh cô đơn tột cùng.

Góp phần thể hiện giọng điệu kiêu hãnh, tự tôn, khẳng định cái tôi cá tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại là việc ưa sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít trong sáng tác. Không hề thấy sự kết hợp “cái tôi” với “cái ta” theo kiểu “chúng tôi”, “chúng mình” như ở thế hệ đi trước. Cùng với đó, là sự xuất hiện của động từ “muốn” kết hợp với các cụm danh từ, động từ, tính từ đi kèm đòi hỏi, nhu cầu cá nhân của con người trong thơ trẻ đương đại - đây cũng là cách để tự khẳng định cái tôi của nhà thơ: “Muốn lật đổ chính chuyên. Muốn

tranh vợ cướp chồng. Muốn giật bồ thông dâm” (Tháng Tám - Phan Huyền

Thư), “Tôi muốn tẩy rửa những giấc mơ đen đúa bám vào đầu tôi u ám” (Tôi

muốn – Ly Hoàng Ly), “Em muốn ngủ bên anh như rễ cây trong đất” (Một mình tháng tư – Vi Thuỳ Linh), ...

Giọng điệu kiêu hãnh về vẻ đẹp trí tuệ - tâm hồn của người phụ nữ, khẳng định cái tôi cá tính có nguyên nhân từ sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của người phụ nữ Việt Nam hôm nay. Đó là tinh thần độc lập, tự chịu trách nhiệm trước cuộc đời và với chính mình. Từ chối giọng điệu “yểu điệu thục nữ”, không “mô phạm dạy đời”, các nhà thơ nữ hôm nay tự tin, kiêu hãnh về cái tôi cá tính, biết cười người, biết cười mình để từ đó tự hào về phẩm giá, tài năng của phái đẹp trong thời đại mới, đã đem đến cho thơ Việt Nam đương đại tiếng nói kiêu hãnh, phản ánh qua những giọng điệu mới mẻ, độc đáo.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu) (Trang 134 - 139)