6. Cấu trúc của luận án
2.2.3. Quan niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ và công chúng
Sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh nên các nhà thơ nữ truyền thống vẫn chịu ảnh hưởng của thời đại sử thi và hệ mĩ học của Liên Xô (cũ) với quan niệm về kiểu viết, kiểu tiếp nhận thuần nhất một chiều. Thơ về cơ bản là rõ nghĩa, hiển tình, nhà thơ có vai trò hướng đạo cho người đọc. (Nói hộ và hướng cho công chúng những tâm tư, tình cảm lớn lao, đẹp đẽ của cả cộng đồng như tình cảm yêu nước, căm thù quân xâm lược, (Khoảng trời và hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ), niềm vui lớn trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tình yêu lứa đôi trong sáng, thủy chung giữa người hậu phương với người tiền tuyến (Hương
thầm - Phan Thị Thanh Nhàn), chính đặc điểm này đã góp phần tạo nên tính cá
thể không thực sự sắc nét trong thơ nữ truyền thống (trừ những tài năng lớn). Tính cá thể hoá chủ yếu nằm ở bút pháp nghệ thuật chứ không phải ở tư duy nghệ thuật. Mặt khác, người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách thụ động như cách nói của Xuân Diệu: “Cứ lặng chuồi theo dòng cảm xúc/Như thuyền ngư phủ lạc
trong sương” (Vì sao) không tạo ra sự đồng sáng tạo giữa nhà thơ và bạn đọc,
mối quan hệ giữa nhà thơ và công chúng chỉ thuần nhất một chiều, thơ và nhà thơ ít có khả năng, điều kiện tự nhìn nhận, điều chỉnh mình, nếu thái quá dễ trở thành áp đặt.
Sự thay đổi quan niệm về thơ đã dẫn đến hệ quả tất yếu là sự thay đổi trong mối quan hệ giữa nhà thơ và công chúng. Đó là sự gia tăng tính dân chủ, tính đối thoại, bình đẳng giữa nhà thơ và người đọc. Vì thơ là một trò chơi, người đọc không bị áp đặt, trò chơi chỉ thực sự thành công khi có sự hợp tác từ nhiều phía. Nhà thơ là người sáng tạo ra trò chơi và lôi cuốn độc giả vào trò chơi của mình. Tất cả đều chủ động tham gia. Nếu tác phẩm thoả mãn được nhu cầu đời sống tinh thần, cuốn hút - làm vui - ý nghĩa hơn cho cuộc sống, thì cũng đã là một thành công. Bạn đọc, đồng thời là người đồng sáng tạo với tác giả, bởi vì thơ là
một tiến trình. Trong tiến trình ấy người đọc đóng vai trò quan trọng, tham gia vào quá trình giả mã những nội dung, tư tưởng đã được nhà thơ mã hóa. Vì thế, đời sống của một tác phẩm có dài lâu hay không là phụ thuộc vào độc giả.