6. Cấu trúc của luận án
4.1.2. Lớp từ ngữ mới giàu tính ẩn dụ, đa nghĩa, gợi nhiều liên tưởng
Ở ngôn ngữ thơ truyền thống sự chi phối của tính logic khá rõ ràng, các từ ngữ được kết nối với nhau vẫn theo mối quan hệ thông thường của ngôn ngữ: quan hệ nhân quả, quan hệ tương phản, quan hệ bổ sung ý nghĩa, quan hệ đẳng lập. Vì vậy, người đọc có thể dễ dàng thụ cảm, khám phá bài thơ. Đến các nhà thơ nữ trẻ đương đại, ngôn ngữ thơ họ không còn tính lôgic, dễ hiểu. Những cây bút trẻ đương đại nỗ lực đi tìm cho mình cách nói mới. Họ sáng tạo những từ ngữ mới bằng thủ thuật co giãn, tháo rời, cắt dán, phá vỡ tính logic, liên kết giữa các từ, chữ. Ngôn ngữ rời rạc, phân mảnh là đặc điểm dễ nhận thấy trong thơ đương đại:
“Ý nghĩ cầm tù
ái ân bà già hiềm khích hoang tưởng phong
danh tiết hạnh. “Bất khả thi”
(Gửi: Ngày hôm qua - Phan Huyền Thư)
“đàn chiên mưa hát trên da người
mưa rồ dại mưa rồ dại m
ư a r ơ i”
(Jisatsu - Nguyễn Thị Thuý Hạnh).
Từ ngữ trong nhiều bài thơ là những thi ảnh chắp nối, gãy khúc rất khó nắm bắt: “Chích chòe ngửa cổ thơ/thơ không lửa/Đốt giọng thành kẻ khác”, “Câu thơ
không xanh lửa/không giận tím/không nhòe nhoẹt nước mưa/giờ giải khát có ga/nhạc Pop thét gào/ai hô khẩu hiệu/Phiên bản tình yêu/không phải tấm da lừa”(Phiên bản - Phan Huyền Thư). Tính đứt đoạn, rời rạc, phi chuẩn của ngôn
từ trong văn bản mang giá trị ẩn dụ và tạo hình, chịu sự chi phối của cảm quan về cuộc sống, con người hiện đại.
Ở xu hướng vận dụng lí thuyết “trò chơi” với ngôn ngữ, các tác giả tạo nên những kết hợp hoàn toàn mới, những ngẫu hợp ngôn từ độc đáo, khác lạ tạo bất ngờ cho người đọc: đám mây hành khất, răng ngủ vùi sau môi, sấm phục sinh
rền trên nền đất, câu thơ gỡ nút áo, hoa gạo đỏ đau nắng đợi, mưa hồi xuân, quả lỡ làng, xác pháo khan, rỗng ngực, hạt kí ức, điểm chỉ một cái nhìn, chiếc bánh đêm, chiều mềm như thở … Bên cạnh đó là kĩ thuật nén chữ đến tối đa, tỉnh
lược tối đa sự dư thừa để tạo nên sự “bùng nổ” ngữ nghĩa trong liên tưởng của người đọc: “Gam bàn chân thở/Xếp nếp/Ngón chân mệt/Hà hơi/Chậm rãi/hát ru
tôi/Thả lên trời/Bóng ngủ” (Thả bóng - Trương Quế Chi), ”Mệt/những đầu ngón chân dâng nhanh/lũ quét/Bóng đè/Chìm xuồng/Phó thác ...” (Mệt - Phan Huyền
Thư),”Đêm căng tròn muốn vỡ”, ”Những bông hoa loa kèn đỏ khóc” (Vi Thùy Linh), “nước mắt rơi ánh sáng/cuối buổi chiều đi về vô tận …” (Cánh diều tình - Nguyễn Thị Thúy Hạnh), … ngôn ngữ thơ trở nên giàu tính ẩn dụ, đa nghĩa, gợi nhiều liên tưởng.
Tiếp nối yếu tố tích cực trong việc sử dụng tính tương cận giữa ngôn ngữ và hội họa, nhằm gia tăng tính biểu đạt cho ngôn ngữ thơ một số nhà thơ nữ trẻ như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thúy Hằng, Ly Hoàng Ly trong những
sáng tác của mình: các tập thơ “Nằm nghiêng”, “Rỗng ngực”, “Khát”, “Linh”,
“ViLi in love”, ‘Thời hôm nay, khoái cảm điên rồ và hợp lý”, ‘Lô lô”… đã gây
ấn tượng mạnh cho độc giả khi khoác lên thi phẩm của mình tấm áo ngôn từ mới mẻ, độc đáo. Các chị trình bày con chữ, phối hợp sắc màu, tạo các hợp ngôn độc đáo, … khiến cho tập thơ không chỉ có bề ngoài khác lạ mà còn khơi gợi ở người đọc những suy tưởng thú vị: “Huế như nàng tiên câm/khóc thầm không
nói/Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khẽ/lại sợ chạm vào nơi nhạy cảm trên cơ thể Việt Nam” (Huế - Phan Huyền Thư), “Tháng Giêng lá dong/bóc dính bánh chưng/xanh thịt mỡ/đỏ dưa hành/bạch vế đối lẳng…Giả say/rượu đào bất tận hưởng/lộc thơ/bất trùng xuân”(Nằm vạ tháng giêng - Phan Huyền Thư), …