6. Cấu trúc của luận án
2.3.2.2. Cái tôi bản thể đòi quyền bình đẳng giới, giải phóng trong tình yêu,
Trong giai đoạn 1945- 1975, tình yêu riêng tư không được đề cập đến một cách riêng biệt, khi xuất hiện phải luôn song hành với lí tưởng cách mạng, nói đến chuyện tình dục là điều cấm kị. Đây là thơ của một hoàn cảnh xã hội đặc biệt - hoàn cảnh chiến tranh với những đòi hỏi cấp bách, sống còn của lịch sử. Nhưng khi đất nước hòa bình, hoàn cảnh xã hội thay đổi, “chừng nào cuộc đời còn đi
lên thì hạnh phúc và bản năng đồng nhất” (Nietzschec), thơ Việt Nam đương đại
đã có sự “nổi loạn”, phản kháng lại những cấm kị trong văn học trước đây. Thơ đương đại ngày càng quan tâm đến con người bản năng, con người tự nhiên như sự bù đắp cho những thiếu hụt về thể xác và sự trống rỗng của tâm hồn trong xã hội hiện đại. Con người không thể chối bỏ thân xác - nơi trú ngụ của tâm hồn. Các nhà thơ đương đại quan niệm về con người cá nhân đòi hỏi được sống hết mình với những nhu cầu trần tục.
Trong sáng tác của những nhà thơ nữ đương đại nổi lên khát vọng giải phóng tính dục nữ và sự xét lại những quan niệm truyền thống trói buộc người phụ nữ như là cảm hứng nổi trội, xuyên suốt - biểu hiện dấu ấn “chủ nghĩa nữ quyền” (feminism) và phi trung tâm trong tinh thần hậu hiện đại - bước tiến lớn so với thi ca truyền thống.
Xuyên suốt trong thơ Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh là cái tôi bản thể đòi quyền bình đẳng giới, giải phóng trong tình yêu, tình dục. Phan Huyền Thư nói đến khao khát bản năng: “Ngủ vùi trong anh/Nhịp tim lảnh lót/Đòi gỡ/đòi
buộc/đòi tỉnh dậy/đòi/do dự/miên man” (Do dự - Phan Huyền Thư), “Em thèm miết ngón tay/Không vị mặn/Của anh/Mắt/Môi/Lưỡi/Răng/Nha phiến …”
(Điệp khúc sáng mùa đông - Phan Huyền Thư). Vi Thùy Linh miêu tả cuồng nhiệt hạnh phúc nhục thể của con người hòa với hạnh phúc tinh thần trong nhiều bài thơ: “Âu Cơ”, “Tình tự ca”, “Trên ngực anh”, … Con người bản năng là phần khuất lấp mà văn học trước kia vẫn tránh nói tới, nay được thể hiện trực diện, rõ nét, góp phần hoàn thiện hơn cái nhìn đa diện, đa chiều, sâu sắc và nhân văn về con người.
Vấn đề tính dục vốn được coi là vùng “cấm kị” trong văn học trước đây, con người vẫn phải giấu đi những khát khao cháy bỏng, thầm kín của mình. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” và thiết chế đạo đức: “tam tòng, tứ đức” kéo dài suốt lịch sử phong kiến đã kìm hãm, trói buộc người phụ nữ, ăn sâu vào tâm thức con người, đến thời hiện đại con người vẫn không tránh khỏi cái nhìn sai lệch khi cho rằng: Trong tình dục, nam giới đóng vai trò chủ động còn nữ giới thì thụ động và khiếm khuyết - “nữ tính không hoàn hảo”! Suy nghĩ này trở thành lối mòn và là bức bình phong che lấp tính dục nữ. Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư phản kháng mạnh mẽ và trực tiếp - thể hiện khát vọng giải phóng tính dục khi lấy chính thân thể mình làm đối tượng thẩm mĩ, trực tiếp phô bày trong sáng tác của mình cái tôi thân xác với vẻ đẹp nhục cảm, đồng thời, nói lên khát khao cháy bỏng, thường trực tình yêu trần tục. Điều này đã gây shock cho công chúng và giới phê bình. Những vần thơ tình táo bạo của Vi Thùy Linh thủa mới xuất hiện đã khiến thi đàn xôn xao, các nhà thơ “truyền thống” bàng hoàng, không ít người cảm thấy lo ngại, bất bình. Nhưng trước dư luận, Vi Thùy Linh thẳng thắn rằng: “Tình yêu cần có sự hòa hợp của cả thể xác và tâm hồn. Thơ tôi nói về tình
dục như một khía cạnh trong tình yêu”. Đây có thể xem là điểm gặp gỡ giữa các
nhà thơ nữ mang những điều thầm kín vào sáng tạo nghệ thuật, vén bức màn che phủ những điều lâu nay vẫn khuất lấp trong văn học.
Nếu trong văn học trước đây, khi miêu tả vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ hầu hết các tác giả chỉ dừng lại ở việc gợi: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/Dày
dày đức sẵn một tòa thiên nhiên” (Nguyễn Du), “Ô kìa bóng nguyệt trần chuồng tắm/Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe” (Hàn Mạc Tử), … thì nay, Vi Thùy Linh
xóa bỏ cái nhìn mờ ảo đó, thay bằng cái nhìn trực diện dưới nhiều góc cạnh. Người phụ nữ trong thơ Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh có những điểm nhấn gợi tình trên cơ thể, đem lại cho họ niềm kiêu hãnh và suy tư: “Ngực” như là hiện thân của nỗi khát khao, của sự sống muốn được bung phá. Với Vi Thùy Linh, ngực là nơi khởi phát của tiếng gọi: “Cảm thấy tiếng gọi lan trên hai bầu vú”
(Thiếu phụ và con đường), với Phan Huyền Thư lại là miền trắc ẩn chất chứa, nhói
thơ viết về tình yêu hay nói đến môi, bàn tay, trong thể hiện tính dục thì chúng luôn là “đôi môi anh”, “bàn tay anh” chứ không có “của em” hiện hữu: “Trong âm vang
em giống giọt sương đọng lại/Dưới đôi môi anh bỏng cháy” (Phạm Thị Ngọc
Liên), “Vòng tay tròn hết tình trăng/Xin anh hôn chỉ vết rằm tình em” (Lê Thị Mây), đến thơ Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư môi, mắt, tay, … “của em” xuất hiện trực diện và còn thêm cả lưỡi, thịt da, chân, đùi, ... - những điểm thân xác biểu hiện khát khao hoan lạc của bản thể nữ. Thơ Linh mở ra: “cánh đồng thịt da lụa là ẩm ướt” với “từng bầy môi”, “cuống quýt, vội vã, nồng nàn, đau đớn”, rồi “cặp chân mở con đường thẳm”, “cầu đùi mướt”, “eo chờ đợi vuốt ve” … - Tất cả chúng tự cất lên tiếng nói! Và khi một bộ phận nào đó trong chúng nằm lặng, tức là báo hiệu cái chết của hạnh phúc lứa đôi: “Khi lưỡi nằm ngoan trong miệng/răng ngủ vùi
sau môi/nụ cười chết” (Giấc mơ của lưỡi - Phan Huyền Thư).
Cùng với việc phô bày trực diện cái tôi thân xác như một thực thể không cần che lấp là khát khao tình yêu gắn với tình dục cháy bỏng, thường trực trong thơ Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư. Các nhà thơ truyền thống thể hiện tình yêu ý nhị, hiền lành: “Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay” (Phan Thị Thanh Nhàn) e ấp bao nhiêu thì nay - Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư táo bạo, mạnh mẽ, khát - bỏng - cháy bấy nhiêu. Tâm thế đi tìm người yêu luôn thường trực:
Điệp khúc ánh sáng mùa đông, Dấu vết, … Khát khao có năng lượng đốt cháy,
sự chủ động đến từ người con gái: “Cả tháng tư em bồn chồn như cả rừng kiến
đốt/như con ong/Em kích động anh bằng tưởng tượng có thật …” (Sinh ngày 4 tháng 4 - Vi Thùy Linh), “Lúc nào em cũng muốn ôm chặt anh để yêu đến kiệt sức (như thể ngày mai nổ tung trái đất)” (Và chúng ta bắt đầu cuộc sống khác -
Vi Thùy Linh), … Chuyện ngoại tình là chuyện nhạy cảm trong thơ Việt Nam hiện đại ít đề cập đến, thơ nữ Việt Nam đương đại càng hiếm, vậy mà Nguyễn Ngọc Tư - một nhà văn nổi tiếng với truyện và tiểu thuyết lại viết thật thẳng thắn và thật hay! Trong bài thơ Nhân tình, chuyện ngoại tình chưa bàn tới đúng - sai theo quan niệm đạo đức và quy định của pháp luật, chúng ta hãy xem nhân vật trữ tình “Em” đã ngoại tình ra sao? “Lâu lâu chồng họ tạt qua/ Chạm vào nốt ruồi cuối lưng người em làm quen lại/ Ghì nhau chẳng dứt xa xôi/ Nhớ thương
cắt lời đuối lưỡi/ Thêm một que củi đặt vào bếp nguội”(Nhân tình -Nguyễn
Ngọc Tư). Đối tượng mà “em” mong ngóng là “chồng họ” và cũng chỉ “tạt qua”, chỉ một dòng thơ ấy đã gợi ra một bầu trời liên tưởng về một thân phận phụ nữ cô đơn, đợi chờ mòn mỏi sự “tạt qua” của ai đó. Lâu quá rồi mới gặp, làm quen lại bằng một phương thức vừa lạ lùng vừa xa xót cho em: “chạm vào nốt ruồi
cuối lưng em”. Sự làm quen lại bằng thân xác dấn sâu trong nó ngàn điều yêu
thương đến buốt nhói của phận đàn bà. Ngay cả khi đã “ghì nhau” vẫn “chẳng dứt xa xôi”, muốn nói lời “nhớ thương” sao “đuối lưỡi”? Thì ra “em” vừa mê đắm vừa tỉnh táo, thân thể cất lên tiếng nói riêng của nó, để rồi lí trí như đứng bên ngoài, suy tư về những phút giây giao hoan vồ vập kia, trong thơ nữ Việt Nam đương đại, chưa có nhà thơ nào có sự phân thân lạ lùng đến thế.
Ở mặt tích cực, thơ nữ trẻ cách tân đã góp phần thể hiện cái nhìn đa diện, sâu sắc hơn về con người khi phô bày cái tôi bản thể đòi quyền bình đẳng, khao khát tự do, giải phóng trong tình yêu, tình dục bằng hình thức nghệ thuật phù hợp, hướng tới vẻ đẹp nhân văn. Tuy nhiên bên cạnh những thành công vẫn còn không ít những trường hợp còn hạn chế, cực đoan khi mà “nhục cảm đã vượt qua câu chữ”, cách thể hiện hình ảnh, ngôn ngữ thơ trở nên sống sượng, trần trụi đến thô tục.