Khái niệm biểu tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu) (Trang 82 - 84)

6. Cấu trúc của luận án

3.1.Khái niệm biểu tượng nghệ thuật

Biểu tượng (symbol) là một dạng thức biểu đạt của thế giới tinh thần và tư tưởng, là hình thức mang ý nghĩa, biểu đạt nội dung trong tâm tưởng, trong đó, ý nghĩa có xu hướng lớn hơn, phong phú hơn bản thân hình thức tri nhận được. Theo Từ điển Liungman, biểu tượng: “Có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó" [45, tr.12]. Biểu tượng là hình thức của những thông điệp, những ẩn giấu bên trong mà con người gửi gắm. Ý nghĩa bên trong của những hình thức này nói lên cái rộng lớn của tinh thần, tư tưởng mà con người đã sống và trải nghiệm. Bản chất của biểu tượng là vừa gìn giữ vừa bảo lưu, vừa mở rộng tiếp nạp thêm những ý nghĩa mới, luôn vận động không ngừng trong những không gian văn hóa, địa lí, thời gian lịch sử, các cấu trúc xã hội khác nhau. Chẳng hạn như sông là một trong những biểu tượng phổ biến ở nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc nhưng khi thì nó tượng trưng cho sự lưu chuyển liên tục, khi là nguồn sống, khi lại là dòng chảy của lịch sử và sự nối liền, có lúc lại mang ý nghĩa thanh tẩy, linh thiêng, ...

Trong văn học biểu tượng được sử dụng như một mã nghệ thuật quan trọng, “là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [44]. Biểu tượng nghệ thuật là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác với đối tượng được biểu hiện. Biểu tượng nghệ thuật không chỉ là những hình tượng được nhắc đến mà quan trọng hơn là các ý nghĩa được gửi gắm qua các hình tượng ấy. Có ba tiêu chí để xác định đâu là biểu tượng thơ: 1. Là những hình ảnh thơ có nguồn gốc từ biểu tượng gốc và các biểu tượng phái sinh đã có,

đã được trình bày trong Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới; 2. Có tần số lặp lại cao trong một tập thơ của một tác giả hoặc trong nhiều tập thơ của nhiều nhà thơ; 3. Hình ảnh thơ ấy hàm chứa nhiều lớp nghĩa hàm ngôn, có khả năng lay động và ám ảnh lâu dài với người đọc. Nếu hình ảnh thơ đạt cả ba tiêu chí trên thì là biểu tượng, ngược lại, không đạt các tiêu chí kể trên (hay chỉ ở một mức độ nhất định) thì là hình tượng, hình ảnh hoặc hình ảnh ẩn dụ.

Biểu tượng nghệ thuật là những thủ pháp sáng tạo thường thấy trong tác phẩm văn học - đặc biệt là ở thể loại thơ, nó góp phần không nhỏ kiến tạo nên giá trị và sự thành công của tác phẩm. Ví dụ như biểu tượng Mặt trời cùng các biến thể của nó (ban mai, rạng đông, ánh hồng, ...) là biểu tượng nổi bật, xuất hiện với tần số cao trong thơ kháng chiến Việt Nam, để chuyển tải nội dung tư tưởng, ý thức hệ của một thời đại. Mặt trời - ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường cho dân tộc ta đi qua những tháng năm tăm tối đến với những tháng ngày tươi đẹp. Hay Lửa là biểu tượng đa nghĩa, xuyên suốt trong tập thơ Sự mất ngủ của

lửa của tác giả Nguyễn Quang Thiều, đây là biểu tượng về cội nguồn văn minh của

nhân loại đã được sử dụng như một thông điệp nhắc nhở mọi người về việc bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống đang ngày càng mai một.

Nói đến biểu tượng các nhà phân tâm học như Freud, C.G. Jung nhấn mạnh vai trò của cái vô thức, vô thức cá nhân và vô thức tập thể, bản năng, giấc mơ - những khải thị đột biến hay nảy sinh từ quá trình tự động hóa của tư duy. Việc nghiên cứu, giải mã biểu tượng nghệ thuật không chỉ giúp khám phá, lí giải quá trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả mà còn giúp ta hiểu sâu hơn bản chất của sáng tạo nghệ thuật.

Trong văn học nói chung, trong thơ nói riêng, biểu tượng nghệ thuật có một vị trí vô cùng quan trọng trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Biểu tượng trong thơ có vai trò tương tự như chi tiết nghệ thuật đắt giá trong văn xuôi. Nó vừa kết tinh chủ đề và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm vừa in đậm cá tính sáng tạo của tác giả, như những “cái đinh” “đóng” tác phẩm vào trí nhớ của độc giả. Trong thơ nữ Việt Nam đương đại theo xu thế cách tân, hàng loạt biểu tượng nghệ thuật đã xuất hiện, vừa có sự kế thừa - tiếp biến các biểu tượng có tính

truyền thống, vừa có những sáng tạo độc đáo mang hơi thở của thời đại hôm nay, in đậm dấu ấn tài năng, tâm huyết của của nhà thơ nữ trẻ đương đại. Đa số các

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ việt nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu) (Trang 82 - 84)