Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD SOÁI KÌNH LÂM (Trang 32 - 33)

2)

1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế

- DNV&N là một chủ thể của nền kinh tế và nó có vai trò to lớn trong sự tăng

trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một nước đang phát triển và DNV&N đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặt như:

- Thứ nhất, DNV&N chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh nghiệp, vì thế

giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, DNV&N đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân và góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định kinh tế xã hội. Theo thống kê hiện nay, hàng năm lực lượng DNV&N tại Việt Nam đóng góp khoảng 40% vào sản lượng của nền kinh tế và thu hút khoảng 28% lao động. Mặt khác, các DNV&N phần lớn được phát triển từ hình thức kinh tế hộ gia đình, với các loại hình khác nhau thu hút được nhiều lao động phổ thông, bao gồm lao động nhàn rỗi ở nông thôn, lao động qua đào tạo dạy nghề nhiều cấp bậc và một bộ phận lao động có trình độ cao. Qua đó, cho thấy các DNV&N đã góp phần giải quyết triệt để vấn đề công ăn việc làm.

- Thứ hai, DNV&N tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ, phụ trợ quan trọng

hỗ trợ hiệu quả các khâu sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp lớn, DNV&N có thể thực hiện các khâu gia công, đóng gói, vận chuyển, phân phối ra thị trường, nhận thực hiện một phần của các dự án hoặc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế. Đây là sự phân phối khối lượng công việc một cách tất yếu khách quan, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nền kinh tế thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho xã hội.

- Thứ ba, là trụ cột kinh tế của địa phương đóng góp quan trọng vào

ngân sách

- với các doanh nghiệp lớn thường đặt tại các thành

phố lớn hay những vùng kinh tế

trọng điểm, các DNV&N hầu hết nằm dàn trải tại các địa

phương. Do vậy, hoạt

động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của DNV&N

thường gắn với

các đặc điểm kinh tế xã hội cũng như tiềm năng của địa

phương, dựa trên các nguồn

lực sẵn có. Từ đó, DNV&N mới khẳng định vị thế của mình và mở

rộng hoạt động

ra cả nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó, DNV&N chiếm đại đa

số trong nền kinh

tế địa phương nên đóng góp rất lớn vào sản lượng cũng như

giải quyết công ăn việc

làm cho người lao động. Việt Nam đang thực hiện công nghiệp

hóa đất nước, vì vậy

từng bước phát triển vững chắc các DNV&N dựa trên nguồn lực

sẵn có là hướng đi

đúng đắn. Đồng thời, DNV&N góp phần thu hút vốn đầu tư nước

ngoài và là trụ cột

để nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương trong thời đại mở cửa và hội nhập.

- Thứ tư, các DNV&N hầu hết nằm dàn trải tại các địa phương góp phần tạo

ra sự cân đối giữa các vùng miền, các ngành nghề kinh tế. DNV&N có cơ cấu ngành nghề khá đa dạng và phong phú, bao gồm cả các lĩnh vực truyền thống và hiện đại. Bên cạnh các ngành nghề nông, lâm, nghiệp, thủy sản, còn có các dịch vụ mới phát triển giúp cho nền kinh tế năng động hơn. Đặc biệt, tại các vùng miền còn khó khăn, việc phát triển DNV&N là phương án tối ưu để từng bước thúc đẩy kinh tế. Đây là ưu điểm nhằm góp phần vào chính sách phát triển đồng bộ của nhà nước, giảm bớt khoảng cách kinh tế xã hội giữa các vùng miền, cân đối cơ cấu ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD SOÁI KÌNH LÂM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w