Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD SOÁI KÌNH LÂM (Trang 87)

2)

2.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và

và nhỏ tại ngân hàng TMCP An Bình — PGD Soái Kình Lâm

- nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay. PGD Soái Kình

Lâm dựa vào một số chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của mình.

2.62.1. Tỷ lệ thu lãi (%)

- Bảng 2.16. Tỷ lệ thu lãi đối với DNV&N

- Đơn vị tính: triệu đồng

- năm 2012 thì tăng đạt 97,92%. Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng cao trong 2 năm

2011 và

năm 2012 cho thấy tình hình thu lãi đối với DNV&N rất thuận lợi và nó mang lại nguồn thu lớn cho PGD.

2.6.2.2. Hệ số thu nợ (%)

- Bảng 2.17. Hệ số thu nợ đối với DNV&N

- Đơn vị tính: tỷ đồng

- Chỉ tiêu - Năm 2011 - Năm 2012

- Doanh số thu nợ đối với

DNV&N - 222,7 - 274,7

- Doanh số cho vay đối với

DNV&N - 238,6 - 293,5

- Hệ số thu nợ (%) - 93,3% - 93,59%

- (Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng ngân hàng An Bình - PGD Soái Kình Lâm)

-

- Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ tiêu hệ số thu nợ trong năm 2011 đạt 93,3% đây

là con số khá cao, sang năm 2012 chỉ tiêu này tăng đạt 93,59%, cho thấy hiệu quả trong việc thu nợ của PGD đối với DNV&N. Ta thấy trong năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ này đạt ở mức cao, cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng DNV&N rất tốt và cũng chứng tỏ CV QHKH đã làm khá tốt công việc đôn đốc và thu hồi nợ của khách hàng.

2.6.2.3. Tỷ lệ nợ xấu (%)

- Bảng 2.18. Tỷ lệ nợ xấu của DNV&N

- Đơn vị tính: tỷ đồng

- Chỉ tiêu - Năm 2011 - Năm 2012

- Nợ xấu của DNV&N - 3,18 - 2,8

- Dư nợ cho vay đối với DNV&N - 115,7 - 134,5

- Tỷ lệ nợ xấu (%) - 2,75% - 2,08%

- (Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng ngân hàng An Bình - PGD Soái Kình Lâm)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

- Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trong năm 2011 là 2,75%, sang

năm 2012 giảm xuống còn 2,08%, cho thấy tình hình nợ xấu của DNV&N tại PGD có xu hướng giảm trong năm 2012. Cho thấy khả năng quản lý tín dụng của PGD trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay tương đối tốt. Chỉ tiêu này trong 2 năm nhỏ hơn 3% cho thấy chất lượng tín dụng tại PGD là khá tốt.

2.6.2.4. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

- Bảng 2.19. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đối với DNV&N

- Đơn vị tính: tỷ đồng

- Chỉ

tiêu -m 2010Nă -m 2011Nă - 2012Năm

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ - 2011/2 010 - /20112012 - Dư nợ - 99,8 - 115 ,7 - 134,5 - 15,93 % - 16,25 % - (Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng ngân hàng An Bình - PGD Soái Kình Lâm)

-

- Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ tăng trưởng dư nợ năm 2011 là 15,93%, sang

năm 2012 thì tỷ lệ tăng trưởng dư nợ có xu hướng tăng nhẹ đạt 16,25%. Cho thấy PGD đã làm khá tốt việc tìm kiếm khách hàng khi kinh tế khó khăn các doanh nghiệp làm ăn tốt không có xu hướng vay vốn nhiều.

2.6.2.5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

- Bảng 2.20. Vòng quay vốn tín dụng đối với DNV&N

- Đơn vị tính: tỷ đồng

- Chỉ tiêu - Năm 2011 - Năm 2012

- Doanh số thu nợ đối với

DNV&N - 222,7 - 274,7

- Dư nợ bình quân đối với

DNV&N - 107,75 - 125,1

- Vòng quay vốn tín dụng

(vòng) - 2,07 vòng - 2,2 vòng

- (Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng ngân hàng An Bình - PGD Soái Kình Lâm)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

2.7.1.2.2. Nguyên nhân

❖Nguyên nhân khách quan

- Trong giai đoạn hiện nay thì tình hình kinh tế trên thế giới và trong nước đang gặp khó khăn, thị trường chứng khoán trong nước suy giảm, cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản dẫn tới dư nợ cho vay tăng trưởng chậm.

- NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy động dẫn đến khách hàng cũng hạn chế

gửi tiền, hoặc nếu gửi thì cũng chỉ gửi ở kỳ hạn ngắn.

- Hoạt động của ngân hàng chưa có tính chuyên nghiệp cao dẫn đến vẫn còn

tồn tại nhiều hạn chế như: thủ tục cho vay còn cứng nhắc, quy trình thẩm định, xét quyệt cho vay chưa rõ ràng. Hơn nữa các ngân hàng TMCP luôn mất thế so với các ngân hàng nhà nước.

- Các cơ quan chịu trách nhiệm về việc cấp giấy tờ sở hữu, tài sản bất động

sản còn chậm trong việc xử lý hồ sơ, nên việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

❖Nguyên nhân chủ quan

- Quy trình tín dụng của ngân hàng còn chặt chẽ và cứng nhắc, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn vay từ ngân hàng.

- PGD chưa có các chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực kinh doanh của

khách hàng dẫn đến có thể đánh mất nhiều khách hàng tốt hoặc cho vay cho khách hàng không tốt dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.

- Ngân hàng quá chú trọng vào TSĐB nên đã bỏ lỡ nhiều khách hàng có khả

năng trả nợ tốt.

2.7.2. Cơ hội và thách thức 2.7.2.1. Cơ hội

- PGD nằm ở trung tâm Q.5 nơi tập trung nhiều doanh nghiệp đặc biệt là DNV&N nên thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng.

- Mặc dù cho vay đối với DNV&N chỉ chiếm khoảng 58% đến 64% trong tổng doanh số cho vay nhưng đem lại gần 70% lợi nhuận cho PGD.

- Hiện nay, chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho DNV&N như hỗ trợ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

- tài chính, hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới công

nghệ, hỗ trợ phát triển nguồn

lực...điều này sẽ giúp DNV&N hoạt động hiệu quả, đây là khách

hàng trọng tâm

của PGD.

2.7.2.2. Thách thức

- Hiện nay, các Ngân hàng TMCP có sự phát triển cả số lượng và chất lượng, sự cạnh tranh về khách hàng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố là rất lớn. Đặc biệt trên địa bàn Q.5 có rất nhiều ngân hàng thương hiệu mạnh hoạt động (như ACB, Techcombank, Eximbank, Vietinbank, MB, Đông Á,..). Do đó hoạt động cho vay của PGD chịu sự cạnh tranh hết sức gay gắt.

- Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khả năng trả nợ tốt, thì

vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dễ phát sinh nợ xấu cho PGD.

- Thay đổi chính sách tiền tệ của chính phủ như giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay để kích thích doanh nghiệp vay vốn thúc đẩy kinh tế phát triển. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và các chiến lược kinh doanh của PGD.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

- Kết luận chương 2

- Trong chương 2 chúng ta đã hiểu sơ lược về Ngân Hàng ABBANK, PGD

Soái Kình Lâm và nắm được thực trạng cho vay đối với DNV&N thông qua các chỉ tiêu như dư nợ cho vay, thu nợ cũng như nợ quá hạn. Trong phần thực trạng thì chúng ta cũng đã biết được những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại trong hoạt động cho vay đối với DNV&N. Trong quá trình thực tập đã được tiếp xúc với công việc nên em có đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N của PGD. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu Chương 3 giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N tại Ngân Hàng TMCP An Bình - PGD Soái Kình Lâm.

- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG

CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH - PGD SOÁI KÌNH LÂM

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với DNV&N của PGD Soái

- Kình Lâm

- Với những kết quả đạt được từ việc cho vay đối với DNV&N trong năm

2012, cùng với tiêu chí của ngân hàng An Bình là “Trao giải pháp nhận nụ cười”, thì việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N là điều cần thiết. Hiện nay, DNV&N chiếm 97% trong tổng số doanh nghiệp, với số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau. Vì thế, đây là cơ hội cũng như thách thức cho ngân hàng An Bình, đặc biệt là PGD Soái Kình Lâm trong việc mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Trước tìm năng lớn như vậy PGD cần có những định hướng để mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là ở địa bàn Q.5 như sau:

- Tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng mới mà chủ yếu là DNV&N.

- Tăng trưởng dư nợ lành mạnh, cố gắng nâng cao tỷ trọng cho vay đối với DNV&N lên mức 70 - 75% trong tổng doanh số cho vay của PGD. Bên cạnh đó cần có các biện pháp tích cực để xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tiếp tục tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để có thể tăng cường nguồn vốn cho vay trung và dài hạn cho DNV&N.

- Xây dựng một chính sách lãi suất ưu đãi với khách hàng lâu năm và lãi suất linh hoạt đối với những khách hàng mới.

3.2. Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

- ngân hàng TMCP An Bình - PGD Soái Kình Lâm

3.2.1. Đa dạng hóa về hoạt động cho vay

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta rất nhiều, nó đa dạng về ngành nghề

kinh doanh, vì thế nhu cầu vay vốn, số tiền vay, thời hạn vay và phương thức trả lãi của từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Để có thể thu hút được nhiều hơn khách

- hàng là DNV&N thì PGD cần đưa ra những loại hình cho

vay phù hợp với nhu cầu

của từng khách hàng.

- Phần thực trạng thì chúng ta đã thấy dư nợ cho vay đối với DNV&N chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, tuy nhiên dư nợ cho vay đối với DNV&N chủ yếu là ở ngắn hạn, chiếm gần 90% và chỉ có 10% là thuộc trung và dài hạn. Hiện nay, đa phần các DNV&N đều có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để có thể mua thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Vì thế, PGD nên đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn trong năm tới thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn.

- PGD nên mở rộng dịch vụ bao thanh toán là cho vay bảo đảm bằng các khoản sẽ thu, các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua mua chịu, điều này làm cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp thiếu vốn tức thời bằng cách cho vay trên một tỷ lệ nào đó đối với các khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó. Dịch vụ này sẽ giúp các doanh nghiệp có tiền trước để xoay vòng vốn mà không phải chờ đợi các khoản phải thu từ khách hàng.

- Đối với doanh nghiệp nhập khẩu vừa và nhỏ PGD nên mở rộng cung cấp

hình thức tài trợ nhập khẩu bao trọn gói như mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, chấp nhận hối phiếu, cho vay ứng trước một phần để thanh toán tiền hàng cho người bán.. .nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp như thanh toán nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa. Bên cạnh đó, PGD cũng nên mở rộng hình thức tài trợ xuất khẩu cho DNV&N giúp doanh nghiệp có tiền để thu mua nguyên vật liệu sản xuất để xuất khẩu.

- PGD nên linh hoạt hơn thời gian trả nợ cho doanh nghiệp, đưa ra các kỳ hạn

trả nợ phù hợp với quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc trả nợ. Nếu kỳ hạn trả nợ nhỏ hơn hoặc lớn hơn chu kỳ luân chuyển vốn thì doanh nghiệp sẽ chưa có nguồn để trả hoặc ứ đọng vốn, có thể dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích và có thể gặp rủi ro. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, cung cấp những sản phẩm mới phù hợp nhằm giữ được khách hàng, giúp khách hàng có thêm cơ hội lựa chọn phù hợp với nhu

- cầu và cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro.

3.2.2. Đa dạng hóa về phương thức cho vay

- Hiện nay, phương thức cho vay của PGD đối với DNV&N rất ít chỉ có phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay trả góp, nhưng phương thức cho vay theo hạn mức cũng ít được áp dụng. Vì thế, PGD cần mở rộng phương thức cho vay theo hạn mức và áp dụng thêm các phương thức cho vay khác như:

- Mở rộng phương thức cho vay theo hạn mức, vì nhu cầu vốn hoạt động của

các DNV&N rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi sự nhanh nhạy cao, cũng như sự “đói vốn” của những doanh nghiệp này. Vì vậy, ngoài phương thức cho vay từng lần PGD nên áp dụng nhiều hơn nữa phương thức cho vay theo hạn mức. Đây là phương thức cho vay phù hợp với tính năng động, nhanh nhạy của cơ chế thị trường nên rất thuận lợi cho khách hàng vay vốn có số vòng quay thường xuyên, hàng ngày, tạo điều kiện để khách hàng có thể sử dụng vốn vay thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết.

- PGD nên áp dụng phương thức cho vay thấu chi đối với khách hàng có

độ tin

cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. Hình thức cho vay này rất linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có tài sản đảm bảo, dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, phải mua hàng.Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng, do vậy hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chủ động trong quá trình thanh toán.

- Hiện nay các DNV&N cần nhu cầu vốn dài hạn để mua sắm máy móc, thiết

bị để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế, PGD nên áp dụng thêm phương thức cho vay theo dự án đầu tư để doanh nghiệp có vốn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị để phát triển sản xuất.

3.2.3. Xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt

- Ngân hàng An Bình chỉ mới thành lập được 20 năm nên năng lực tài chính

thấp hơn các NHTM khác và càng thấp hơn các ngân hàng nhà nước. Nên mặt bằng lãi suất cho vay thường cao hơn các ngân hàng khác. Chúng ta đều biết thu nhập

- đến từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng nguồn thu nhập. Trong hoạt

động cho vay của ngân hàng, lãi suất là vấn đề quan trọng

nhất, không thể tách rời

với hiệu quả tín dụng. Với mức lãi suất phù hợp nó sẽ mang lại

tính cạnh tranh cao

cho ngân hàng và sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách

hàng đến vay. Vì thế,

một chính sách lãi suất cho vay tối ưu sẽ đóng vai trò quyết

định hiệu quả hoạt động

của ngân hàng. Để có thể thu hút khách hàng, ngân hàng An Bình

cần xây dựng một

chính sách lãi suất ưu đãi hơn thì mới có thể cạnh tranh với

các ngân hàng khác.

Phần lớn doanh số cho vay của ngân hàng đến từ các DNV&N, vì

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD SOÁI KÌNH LÂM (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w