Đa dạng hóa về phương thức cho vay 8Ỉ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD SOÁI KÌNH LÂM (Trang 97 - 99)

2)

3.2.2. Đa dạng hóa về phương thức cho vay 8Ỉ

- Hiện nay, phương thức cho vay của PGD đối với DNV&N rất ít chỉ có phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay trả góp, nhưng phương thức cho vay theo hạn mức cũng ít được áp dụng. Vì thế, PGD cần mở rộng phương thức cho vay theo hạn mức và áp dụng thêm các phương thức cho vay khác như:

- Mở rộng phương thức cho vay theo hạn mức, vì nhu cầu vốn hoạt động của

các DNV&N rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi sự nhanh nhạy cao, cũng như sự “đói vốn” của những doanh nghiệp này. Vì vậy, ngoài phương thức cho vay từng lần PGD nên áp dụng nhiều hơn nữa phương thức cho vay theo hạn mức. Đây là phương thức cho vay phù hợp với tính năng động, nhanh nhạy của cơ chế thị trường nên rất thuận lợi cho khách hàng vay vốn có số vòng quay thường xuyên, hàng ngày, tạo điều kiện để khách hàng có thể sử dụng vốn vay thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết.

- PGD nên áp dụng phương thức cho vay thấu chi đối với khách hàng có

độ tin

cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. Hình thức cho vay này rất linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có tài sản đảm bảo, dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, phải mua hàng.Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng, do vậy hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chủ động trong quá trình thanh toán.

- Hiện nay các DNV&N cần nhu cầu vốn dài hạn để mua sắm máy móc, thiết

bị để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế, PGD nên áp dụng thêm phương thức cho vay theo dự án đầu tư để doanh nghiệp có vốn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị để phát triển sản xuất.

3.2.3. Xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt

- Ngân hàng An Bình chỉ mới thành lập được 20 năm nên năng lực tài chính

thấp hơn các NHTM khác và càng thấp hơn các ngân hàng nhà nước. Nên mặt bằng lãi suất cho vay thường cao hơn các ngân hàng khác. Chúng ta đều biết thu nhập

- đến từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng nguồn thu nhập. Trong hoạt

động cho vay của ngân hàng, lãi suất là vấn đề quan trọng

nhất, không thể tách rời

với hiệu quả tín dụng. Với mức lãi suất phù hợp nó sẽ mang lại

tính cạnh tranh cao

cho ngân hàng và sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách

hàng đến vay. Vì thế,

một chính sách lãi suất cho vay tối ưu sẽ đóng vai trò quyết

định hiệu quả hoạt động

của ngân hàng. Để có thể thu hút khách hàng, ngân hàng An Bình

cần xây dựng một

chính sách lãi suất ưu đãi hơn thì mới có thể cạnh tranh với

các ngân hàng khác.

Phần lớn doanh số cho vay của ngân hàng đến từ các DNV&N, vì

thế ngân hàng

cần đưa ra mức lãi suất thật linh hoạt và phù hợp với mỗi đối

tượng doanh nghiệp

đặc biệt là DNV&N. Với sự cạnh tranh gây gắt như hiện nay ngân

hàng muốn giữ

lại được những khách hàng cũ và mở rộng cho vay đối với những

khách hàng mới

thì ngân hàng cần dựa vào từng đối tượng và đưa ra mức lãi

suất linh hoạt và phù

hợp như sau:

- Đối với khách hàng quen thuộc, trả lãi trả gốc đúng hạn, có mối làm ăn lâu

năm với ngân hàng thì nên cho khách hàng vay với mức lãi suất ưu đãi hơn các khách hàng khác, điều này có lợi cho cả hai bên là có thể giữ lại những khách hàng tốt cho ngân hàng vừa giúp khách hàng có nhiều lợi nhuận hơn (do được vay với lãi suất ưu đãi).

- PGD cũng nên tạo lợi thế ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng vay vốn có

TSĐB là sổ tiết kiệm mở tại PGD. Vì việc này sẽ góp phần nâng khả năng huy động vốn của PGD để tăng vốn cơ sở cho việc cho vay.

- Tùy theo loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà PGD đưa

ra các

mức lãi suất phù hợp với quy định của NHNN như đối với doanh nghiệp hoạt động về mảng nông lâm nghiệp thì phải cho vay với mức lãi suất ưu đãi.

- Một điểm khả thi của chính sách ưu đãi về lãi suất là với lợi thế lãi suất thấp

sẽ tạo tâm lý tốt cho khách hàng khi lựa chọn giao dịch vay vốn tại ngân hàng, giúp ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng mới, góp phần tăng dư nợ cho vay từ đó nguồn thu từ lãi cũng tăng lên nó sẽ bù đắp được phần mất đi do ưu đãi về lãi suất.

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 3.2.4.1. Thu thập thông tin khách hàng

- Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì những thông tin về khách hàng,

thông tin về thị trường là rất cần thiết và vô cùng quan trọng đối với nhà quản trị kinh doanh để phân tích, đánh giá về tính hiệu quả của hoạt động đó. Trong thời buổi bùng nổ của tin tức, thời buổi kinh tế sôi động và luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Hơn bất kỳ loại hình kinh doanh nào, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng chứa đựng khá nhiều rủi ro cho nên vấn đề thông tin liên quan đến tín dụng là rất cần thiết, thu thập thông tin phải nhanh chóng và chính xác để hạn chế được những tổn thất, làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong suốt quá trình cho vay từ khâu xét duyệt đến khâu thu hồi nợ, mọi thông tin về khách hàng phải được cập nhật một cách đầy đủ và chính xác để bảo toàn nguồn vốn và lợi ích cho ngân hàng.

- Thông tin khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nó có vai trò quyết

định đến chất lượng tín dụng. CV QHKH cần phải thu thập thông tin khách hàng một cách chính xác từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: từ khách hàng, những người xung quanh khách hàng, lấy qua đối tác, trung tâm thông tin tín dụng (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, từ các bạn bè làm ở các ngân hàng khác, từ trung tâm hỗ trợ các DNV&N. Bên cạnh việc thu thập thông tin CV QHKH còn phải xuống doanh nghiệp để thẩm định, điều đó có thể giúp CV QHKH nắm bắt được tình hình sản xuất cũng như cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Qua đó CV QHKH sẽ có thông tin chính xác về khách hàng, để có thể đưa ra quyết định cho vay đối với những khách hàng tốt hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng không tốt, góp phần hạn chế nợ xấu cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD SOÁI KÌNH LÂM (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w