2)
2.2.7. Thẩm định và quyết định cho vay
❖ABBANK thực hiện việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân tích rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
❖ABBANK xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay.
❖ABBANK quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, ABBANK thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
- Nhận xét: Quá trình thẩm định và quyết định cho vay của ABBANK mang
đến
những thuận lợi và khó khăn cho khách hàng như:
- > Thuận lợi: khách hàng khi gửi hồ sơ đến vay vốn, sau khi CV QHKH tiến hành thẩm định hồ sơ nhưng không được xét duyệt cho vay, thì khách hàng sẽ không phải trả phí thẩm định TSĐB. Điều này sẽ góp phần làm tăng uy tín của
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
- của hai bên: khách hàng và ngân hàng.
2.2.8.3. Kiểm tra giám sát vốn vay
❖ABBANK có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.
❖ABBANK thực hiện kiểm tra, giám sát vốn vay và quản lý thu hồi nợ vay theo quy trình hiện hành của ABBANK về kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ vay của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của ABBANK và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi.
2.2.8.4. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay và người cho vay
❖Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay • Khách hàng vay có quyền:
- Từ chối các yêu cầu của ABBANK không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật.
• Khách hàng vay có nghĩa vụ
- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến vay vốn, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp. - Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
❖Quyền và nghĩa vụ của ABBANK • ABBANK có quyền:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
- đời sống khả thi, khả năng tài chính của khách hàng và
của người bảo
lãnh trước khi quyết định cho vay.
- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật. ABBANK chưa sắp xếp được nguồn vốn cho vay.
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên có thỏa thuận khác thì đơn vị kinh doanh (ĐVKD) có quyền xử lý tài sản đảm bảo vốn vay theo sự thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn.
- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định của ABBANK “quản lý và giám sát khoản vay”, mua bán nợ theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- • ABBANK có nghĩa vụ:
- Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
2.3. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàngTMCP An Bình - PGD Soái Kình Lâm TMCP An Bình - PGD Soái Kình Lâm
2.3.1. Cho vay từng lần
- Mỗi lần vay vốn khách hàng và ABBANK thực hiện thủ tục vay vốn cần
thiết và ký kết hợp đồng tín dụng, theo đó người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
- Thủ tục: căn cứ vào hồ sơ xin vay, ABBANK sẽ tiến hành thẩm định và ký hợp
đồng cho vay, xác định số tiền cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất cho vay và yêu cầu bảo đảm tiền vay.
> Ưu điểm: Cho vay từng lần giúp ABBANK chủ động nguồn vốn trong việc cho vay.
> Nhược điểm: Cho vay từng lần thì thủ tục rườm rà, tốn chi phí, thời gian và khách hàng không linh động trong việc sử dụng vốn do phải lập hồ sơ cho từng lần vay, chỉ thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không định kì.
2.3.2. Cho vay theo hạn mức
- ABBANK và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy
trì trong một thời gian nhất định, người vay chỉ lập hồ sơ một lần cho nhiều khoảng vay, ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số.
- Thủ tục vay vốn: khách hàng gửi tới ABBANK hồ sơ vay vốn, sau khi thẩm
định, nếu chấp nhận cho vay ABBANK và khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng tín dụng.
> Ưu điểm: thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động được vốn vay.
> Nhược điểm: ABBANK dễ bị động vốn kinh doanh, do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn trả nợ cụ thể nên ABBANK khó kiểm soát hiệu quả sử dụng vốn của từng lần vay. ABBANK chỉ phát hiện khi thấy dư nợ lâu không giảm sút hoặc khách hàng nộp chậm báo cáo tài chính, vì thế ABBANK rất hạn chế cấp hạn mức cho khách hàng.
2.3.3. Cho vay trả góp
- Khi vay vốn, ABBANK và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi
vốn vay
phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay. ABBANK chỉ áp dụng phương thức này đối với những khách hàng có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc chắn và ổn định.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
> Ưu điểm: Giúp mở rộng quan hệ khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi từ khách hàng cho ngân hàng. Tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, nhờ vậy ngân hàng có thể nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
> Nhược điểm: chi phí cho vay trả góp cao.
2.4. Quy trình tín dụng
- Bước 1: Tiếp cận khách hàng/lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng - Bước 2: Thẩm định tín dụng
- Bước 3: Quyết định/phê duyệt tín dụng - Bước 4: Thủ tục tín dụng và giải ngân
- Bước 5: Giám sát, thanh lý tín dụng và quản lý nợ có vấn đề
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
- Trường hợp từ chối cấp tín dụng, CV QHKH lập báo cáo từ chối cấp tín dụng nêu rõ lý do từ chối, trình lãnh đạo phòng/ban xem xét.
- Lưu ý: Khi phát sinh hồ sơ vượt hạn mức được ủy quyền của tổng giám đốc, các
trưởng ĐVKD báo cáo (báo cáo sơ bộ/gửi hồ sơ photo) lên các phòng/ban thực hiện công việc tái thẩm định hồ sơ (trung tâm thẩm định giá, phòng tín dụng tại chi nhánh/Sở giao dịch (SGD)/khối quản trị tín dụng (QTTD)...) để cùng thực hiện thẩm định/tái thẩm định nhằm tránh làm phiền khách hàng và rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt.
- Bước 3: Quyết định/phê duyệt tín dụng:
- Trưởng/phó phòng giao dịch thực hiện kiểm soát lại nội dung thẩm định tín dụng
của CV QHKH.
• Nội dung kiểm soát: các thông tin trên báo cáo của CV QHKH, yêu cầu CV QHKH điều chỉnh, bổ sung thêm các hồ sơ/thông tin cần thiết (nếu cần) để đảm bảo cho hồ sơ khách hàng và các thông tin cung cấp trong báo cáo thẩm định đầy đủ và chính xác.
• Nêu rõ ý kiến của người kiểm soát thống nhất với ý kiến của CV QHKH hay không thống nhất với ý kiến của CV QHKH và có thêm các điều kiện kèm theo (nếu có).
• Yêu cầu khách hàng cung cấp thêm hồ sơ theo mẫu biểu đề nghị bổ sung hồ sơ cấp tín dụng của ABBANK.
❖Trường hợp hồ sơ cấp tín dụng vượt hạn mức thẩm quyền phê duyệt của PGD/phòng QHKH, sau khi có ý kiến thống nhất của trưởng/phó phòng GD/phòng QHKH, CV QHKH tiếp tục trình hồ sơ đến phòng tín dụng (nếu hồ sơ phải thực hiện tái thẩm định)/các cấp thẩm quyền phê duyệt cao hơn sau khi đã kiểm soát của trưởng PGD/QHKH.
❖Các cấp phê duyệt thực hiện xem xét, phê duyệt cấp tín dụng (thông báo tín dụng xem phụ lục C) trong thẩm quyền phê duyệt được tổng giám đốc/HĐQT ABBANK ủy quyền từng thời kỳ.
❖Trường hợp từ chối cấp tín dụng, CV QHKH lập thông báo từ chối cấp tín dụng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
- -gửi khách hàng.
- ❖ Hồ sơ tín dụng của khách hàng đi theo trình tự xét duyệt sau: - Sơ đồ 2.3. Lưu đồ xét duyệt tín dụng
-
- ❖ Tại phòng giao dịch/phòng QHKH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền vii Lớp: 09DKNH2
TẠI PGD/P. QHKH TẠI CN Không quá 02 ngày làm việc
đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn.
Không quá 03
ngày làm việc đối với hồ sơ trung dài hạn.
Không quá 2 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn. Tối đa 03 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng trung dài hạn. TẠI HỘI SỞ Khối QTTD: không quá 03 ngày làm việc đối với các khoản cấp TD trong quyền phán quyết. Không quá 05 ngày làm việc đối với các hồ sơ khách hàng đề xuất trình HĐTD/HĐQT phê duyệt.
• CV QHKH chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu theo báo cáo thẩm định nêu tại bước 2, 3.
• CV QHKH hoàn tất báo cáo thẩm định và trình trưởng/phó phòng giao dịch/phòng quan hệ khách hàng phê duyệt cấp tín dụng theo đúng ủy quyền phê duyệt tín dụng.
• Thời gian thực hiện cấp tín dụng (từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định từ khách hàng) tối đa 02 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn, tối đa 03 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng trung dài hạn (đối với các hồ sơ trong hạn mức phê duyệt cấp tín dụng của phòng QHKH/PGD).
❖Tại chi nhánh/SGD
• PGD/Phòng QHKH: trình các hồ sơ cấp tín dụng vượt hạn mức phê duyệt của trưởng đơn vị về phòng tín dụng chi nhánh/SGD.
• CV tín dụng/phân tích tín dụng: tái thẩm định, phân tích và lập báo cáo thẩm định rủi ro, đề xuất cấp tín dụng/không cấp tín dụng trình trưởng/phó phòng tín dụng phê duyệt.
• Trưởng/phó phòng tín dụng: phê duyệt đồng ý/không đồng ý đối với các khoản cấp tín dụng trong quyền phê duyệt, đề xuất đồng ý/không đồng ý cấp tín dụng lên các cấp có thẩm quyền đối với khoản cấp tín dụng vượt quyền phê duyệt.
• Giám đốc/phó giám đốc/phòng tín dụng chi nhánh/ SGD, phòng tín dụng chi nhánh phụ trách khu vực phê duyệt cấp tín dụng theo đúng ủy quyền phê duyệt.
• Thời gian thực hiện cấp tín dụng (từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định) tại CN/SGD: tối đa 02 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn, tối đa 03 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng trung dài hạn (trong hạn mức phê duyệt cấp tín dụng của giám đốc CN/SGD/ban tín dụng).
❖Tại hội sở:
• Chi nhánh/SGD trình các hồ sơ cấp tín dụng vượt hạn mức thẩm quyền phê duyệt (theo từng khu vực) về khối quản trị tín dụng.
• Trưởng /phó phòng phê duyệt tín dụng /giám đốc/phó giám đốc khối quản trị tín dụng phê duyệt cấp tín dụng trong phạm vi được ủy quyền.
• Thời gian thực hiện:
- Không quá 03 ngày làm việc đối với các khoản cấp tín dụng trong quyền phán quyết của lãnh đạo khối quản trị tín dụng và ban tổng giám đốc.
- Không quá 05 ngày làm việc đối với các hồ sơ khách hàng đề xuất trình hội đồng tín dụng/hội đồng quản trị.
- Đối với các khoản cấp tín dụng vượt quyền phê duyệt. Khối tín dụng trình tổng giám đốc/hội đồng tín dụng/hội đồng quản trị phê duyệt theo ủy quyền quy định của ABBANK và pháp luật.
- Thời gian thực hiện: theo quy chế HĐTD và HĐQT trong từng thời kỳ. - Lưu ý :
- Trưởng các ĐVKD phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, số liệu trên báo cáo thẩm định khách hàng của đơn vị mình. Thời gian thẩm định phê duyệt đề xuất cấp tín dụng/không cấp tín dụng theo quy định tại các điểm nêu trên được tính kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ (về nội dung, số lượng chứng từ) theo quy định và tùy thuộc vào tính chất mức độ phức tạp của hồ sơ cấp tín dụng.
- Bước 4: Thủ tục tín dụng và giải ngân
❖Đối tượng thực hiện:
• CV QLTD/CV QHKH có trách nhiệm hỗ trợ CV QLTD trong việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo đúng phê duyệt cấp tín dụng và các quy định của ABBANK.
• Các trưởng đơn vị được ủy quyền giải ngân trong từng thời kỳ. ❖Nội dung thực hiện:
• Thực hiện theo quy trình giải ngân của ABBANK quy định trong từng thời kỳ (tờ trình giải ngân xem phụ lục D).
• Trường hợp từ chối cấp tín dụng: ĐVKD soạn thông báo từ chối cấp tín dụng gửi khách hàng.
- Bước 5: Giám sát, thanh lý tín dụng và quản lý nợ có vấn đề
❖Sau khi giải ngân, CV QHKH phải thường xuyên theo dõi khoản cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn theo quy định của ABBANK trong từng thời kỳ, đôn đốc, nhắc nợ khách hàng, yêu cầu khách hàng thực hiện các điều kiện sau giải ngân theo phê duyệt (nếu có).
❖Định kỳ thực hiện đánh giá khoản cấp tín dụng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro trong việc trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
❖CV QLTD phối hợp với CV QHKH trong việc theo dõi thực hiện các điều kiện