Sơ đồ tổ chức

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD SOÁI KÌNH LÂM (Trang 40)

2)

2.1.2. Sơ đồ tổ chức

- Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức PGD Soái Kình Lâm

2.1.3. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

- Trong quá trình hoạt động và phát triển, hiệu quả của hoạt động ngân hàng

không chỉ phụ thuộc vào phương thức kinh doanh, mà còn phụ thuộc vào đại bộ phận nhân viên làm việc tại ngân hàng. Sự cố gắng hết mình, nỗ lực và luôn trau dồi kinh nghiệm, cách phục vụ khách hàng của các nhân viên đã phần nào tạo nên tên tuổi cho hệ thống ngân hàng An Bình.

- ❖ PGD Soái Kình Lâm gồm các phòng ban sau: - : gồm một trưởng phòng và một phó phòng giao dịch - : gồm 1 trưởng bộ phận và 2 nhân viên tín dụng - : gồm có 1 kiểm soát viên, 1 thủ quỹ, 2 giao dịch viên

- Đây là bộ phận đầu não quản lý mọi hoạt động của phòng giao dịch (PGD),

là bộ phận ra quyết định cuối cùng của mọi quyết định tại PGD. Trưởng PGD là người điều hành toàn bộ hoạt động của PGD, đây là người đưa ra chiến lược mục tiêu phát triển cho PGD, đồng thời chuyển giao thông tin nội bộ từ chi nhánh (CN) để PGD thực hiện.

- • Phòng tín dụng:

- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh, thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, phương án vay vốn, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo của khách hàng. Phân tích, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán...) và gia hạn các hồ sơ tín dụng.

- Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng kỳ hạn.

- Thực hiện chiết khấu, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá khi được phép. Tham gia tố tụng các hồ sơ tín dụng phát sinh tại PGD khi có yêu cầu của trưởng PGD.

- Thực hiện các báo cáo hoạt động định kỳ, đột xuất của PGD. • Ban giám đốc

• Phòng tín dụng • Phòng kế toán • Ban giám đốc:

- • Phòng kế toán:

> Kiểm soát viên:

- Xây dựng kế hoạch chi phí điều hành của PGD - Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính của PGD

- Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của PGD và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.

- Bảo quản, quản lý việc sử dụng con dấu của phòng giao dịch.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch được giao, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của lãnh đạo PGD.

> Giao dịch viên:

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng trong phạm vi được ủy quyền.

- Chăm sóc khách hàng hiện hữu và tiếp thị để phát triển khách hàng.

- Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch được giao, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Hạch toán tổng hợp PGD.

> Thủ quỹ:

- Thực hiện thu chi tiền mặt, vàng cho khách hàng theo đúng quy định.

- Thực hiện kiểm kê tồn quỹ định kỳ và đột xuất theo đúng quy định của ngân hàng.

- Lưu trữ, bảo quản các giấy tờ có giá và các hồ sơ tài liệu theo quy định của ngân hàng.

- Quản lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ của phòng giao dịch.

- Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định các lãnh đạo chi nhánh.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh

- PGD nằm ở trung tâm thành phố nên rất thuận tiện để khách hàng đến giao

dịch, tạo điều kiện cho PGD phát triển. PGD mới thành lập được 2 năm bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng tồn tại nhiều hạn chế, đòi hỏi PGD không ngừng thay đổi phương thức hoạt động để tạo dựng uy tín đối với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Trong thời gian qua, PGD Soái Kình Lâm đã đạt được một số kết quả như sau:

- 2.Ì.4.Ì. về huy động vốn

- Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của PGD năm 2011 - 2012

- Đơn vị tính: tỷ đồng

- Chỉ tiêu

- Năm 2011 - Năm 2012 - Chênh lệch

- S ố tiền - Tỷ trọng (%) - S ố tiền - Tỷ trọng (%) - T uyệt đối - T ương đối (%) - Vốn huy động - 3 41,11 - 75, 2 - 3 77,38 - 78, 9 - 3 6,27 - 1 0,63 - Vốn điều chuyển - 1 12,49 - 24, 8 - 1 00,92 - 21, 1 - (1 1,57) - (1 0,29) - Tổng nguồn vốn - 53,6 4 - 0 10 - 78,3 4 - 0 10 - 4,7 2 - 45 5, - (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - PGD Soái Kình Lâm)

-

- Qua số liệu 2 năm 2011 và năm 2012 ở bảng

trên, ta thấy nguồn vốn huy

động của PGD được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu là nguồn vốn tự huy động và nguồn vốn điều chuyển. Trong năm 2011, nguồn vốn huy động đạt 341,11 tỷ đồng chiếm 75,2%. Bước sang năm 2012 vốn huy động tăng chậm chỉ đạt 377,38 tỷ đồng (chiếm 78,9%), tăng 36,27 tỷ đồng tương ứng tăng 10,63% so với năm 2011. Tổng huy động vốn của PGD tăng chậm trong năm 2012 có thể lý giải là do trong năm 2012 ngân hàng nhà nước (NHNN) liên tục hạ trần lãi suất huy động, dẫn đến lãi suất huy động ở mức thấp hơn kỳ vọng nên người dân cũng hạn chế gửi tiền. Do vốn tự huy động của PGD tăng nên vốn điều chuyển trong năm 2012 có xu hướng giảm. Cụ thể trong năm 2011 vốn điều chuyển là 112,49 tỷ đồng (chiếm 24,8%),

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền 28 Lớp: 09DKNH2

- sang năm 2012 giảm xuống còn 100,92 tỷ đồng (chiếm 21,1%).

2.I.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng

- Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của PGD trong năm 2011- 2012

- Đơn vị tính: tỷ đồng - Chỉ tiêu - Năm 2011 - Năm 2012 - Chênh lệch - Số tiền - Số

tiền - ệt đốiTuy -đối (%)Tương

- Doanh số cho vay - 427,5 - 458,9 - 31,4 - 7,35 - Doanh số thu nợ - 310,9 - 383,5 - 73,6 - 23,67 - Dư nợ cho vay - 237,3 - 291,7 - 54,4 - 22,92

- (Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng ngân hàng TMCP An Bình - PGD Soái Kình Lâm)-

- Qua bảng trên chúng ta đã thấy được tình hình sử dụng vốn của PGD

trong 2

năm 2011 và năm 2012. Cụ thể trong năm 2012 doanh số cho vay của PGD đạt 458,9 tỷ đồng, tăng 31,4 tỷ đồng tức tăng 7,35% so với năm 2011(427,5 tỷ đồng). Doanh số cho vay năm 2012 tăng chậm có thể lý giải, trong năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm nên các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất. Cũng giống như các ngân hàng khác thì ngân hàng ABBANK nói chung và PGD nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cho vay.

- Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 310,9 tỷ đồng, sang năm 2012 đạt 383,5 tỷ

đồng tăng 73,6 tỷ đồng tức tăng 23,67% so với năm 2011. Doanh số thu nợ trong năm 2012 tăng khá nhanh so với năm 2011 là do các khoản nợ của khách hàng đến thời hạn trả nợ, điều này cho thấy PGD đã làm khá tốt công tác thẩm định khách hàng và công tác thu hồi nợ.

- Dư nợ cho vay trong năm 2012 đạt 291,7 tỷ đồng tăng 54,4 tỷ đồng tương

ứng tăng 22,92% so với năm 2011 (237,3 tỷ đồng). Mức dư nợ tăng trưởng đều qua 2 năm cho thấy PGD đã làm tốt công tác cho vay của mình. Dưới đây là biểu đồ sử

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

- Khóa luận tốt nghiệp dụng vốn của PGD.

-

- (Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng ngân hàng TMCP An Bình - PGD Soái Kình Lâm)

2.I.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD trong năm qua

- Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD

- Đơn vị tính: tỷ đồng

- Chỉ tiêu -m 2011Nă -m 2012Nă

- Chênh lệch - Tuy ệt đối - Tương đối (%) - Thu nhập - 9 14, - 8713, - 3)(1,0 - (6,9) - Chi phí - 8813, - 6212, - 6)(1,2 - (9,1) - Lợi nhuận trước thuế - 2 1,0 - 5 1,2 - 0,23 - 22,55

- (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - PGD Soái Kình Lâm)

-

- Từ bảng số liệu trên, ta thấy thu nhập của PGD năm 2011 đạt 14,9 tỷ đồng,

sang năm 2012 thu nhập giảm chỉ đạt 13,87 tỷ đồng, giảm 1,03 tỷ đồng tức giảm

Biểu đồ 2.1. Tình hình sử dụng vốn của PGD ■ Năm 2011 ■ Năm 2012 ■ GVHD: Th.S Võ Tường Oanh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hiền 30 Lớp: 09DKNH2

6,9% so với năm 2011. Thu nhập trong năm 2012 giảm có thể lý giải, trong nămGVHD: Th.S Võ Tường Oanh

- trình Hội đồng Tín dụng Đầu tư hội sở xem xét, quyết định cho từng trường

hợp cụ

thể, khách hàng khi vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

- Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản vay trung hạn, tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tối thiểu là 30% tổng nhu cầu vốn của phương án sản xuất kinh doanh mới và tối thiểu là 20% nếu là mở rộng, cải tạo.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, hướng dẫn của NHNN Việt Nam và quy chế của ABBANK.

- Chấp nhận và thực hiện các quy định trong quy chế cho vay của NHNN Việt Nam và quy chế của ABBANK.

2.2.2. Việc đảm bảo tiền vay trong việc cấp tín dụng

- Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín

dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Vì vậy, bảo đảm tín dụng được sử dụng như là một cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và hạn chế tổn thất trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng. Để bảo đảm tín dụng có hiệu quả ABBANK đòi hỏi tài sản đảm bảo (TSĐB) có các yêu cầu sau:

- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

- Tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ. - Tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để bên cấp tín

dụng có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm.

- ❖ Khi khách hàng vay vốn tại ABBANK, ABBANK và khách hàng vay sẽ thỏa thuận lựa chọn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sau:

- > Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay.

- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

- > Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:

- ABBANK chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

❖Nguyên tắc bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba của ABBANK như sau:

- Khách hàng vay phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc phải được bên thứ ba bảo

- lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ trả nợ đối với ABBANK.

- ABBANK có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm bảo đảm tiền vay,

- lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng vay.

- Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình.

- ABBANK và bên bảo lãnh có thể thoả thuận

biện pháp cầm cố, thế chấp tài

- sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Bên bảo lãnh và ABBANK thực hiện bảo lãnh theo quy định của Luật Các tổ

- chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Khi thế chấp tài sản gắn liền với đất, khách hàng vay phải thế chấp cả giá trị

- quyền sử dụng đất cùng với tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định

khác.

❖Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay của ABBANK được xác định như sau:

- Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này để ABBANK làm cơ sở xác định mức cho vay cho khách hàng, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp đồng bảo đảm.

- Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất, thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm sẽ do Trung tâm định giá Tài Sản - ABBANK định giá trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh

- - Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm

tiền vay sẽ được Trung tâm định giá Tài Sản - ABBANK định giá trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của nhà nước (nếu có).

- Nhận xét: Quy định về đảm bảo tiền vay của ABBANK hiện nay đã mang lại

nhiều thuận lợi, bên cạnh đó cũng tồn tại những khó khăn cho khách hàng.

> Thuận lợi: Những khách hàng có TSĐB có giá trị cao, có phương án kinh doanh tương đối, có khả năng trả nợ, mức cho vay sẽ cao dựa trên giá TSĐB. > Khó khăn: Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế khủng hoảng, nợ xấu

trong ngân hàng có xu hướng tăng, thì ABBANK đã không còn cho vay không có tài sản đảm bảo nữa, điều này đã gây khó khăn cho những khách hàng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản bảo đảm tiền vay không có tính thanh khoản cao, nhưng có phương án kinh doanh tốt, khả năng trả nợ tốt thì không tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Tuy ABBANK có quy định về cách định giá TSĐB, nhưng Trung tâm định giá Tài Sản - ABBANK định giá TSĐB của khách hàng thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường tại thời điểm định giá.

2.2.3. Đối tượng cho vay của ngân hàng

- Khách hàng vay tại ABBANK là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài

có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD SOÁI KÌNH LÂM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w