Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế xanh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 26 - 28)

Thuật ngữ nền kinh tế xanh được đặt ra đầu tiên bởi nhà kinh tế môi trường David Pearce vào năm 1989, trong một nghiên cứu cho Chính phủ Anh về “Kế

hoạch chi tiết cho nền kinh tế xanh” nhằm kiểm tra ý nghĩa của phát triển bền vững

để đo lường tiến trình phát triển kinh tế. Kể từ năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới thì thuật ngữ nền kinh tế xanh được đưa vào sử

dụng rộng rãi hơn. Một nền kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải các-bon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm toàn xã hội (UNEP, 2011). Nền kinh tế xanh nhằm mục đích cải thiện phúc lợi của con người và bình đẳng xã hội, trong khi giảm đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên (UNEP, 2011).

Xét về mặt học thuật, “Nền kinh tế xanh” là “kinh tế môi trường” nhưng

được nâng cấp lên, trong đó “nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy

định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm”.

Nền kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái” (Armand Kaszterlan, 2017).

Nền kinh tế xanh là nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong giới hạn sinh thái của trái đất” (United Nations, 2012).

Tổ chức Sáng kiến nền kinh tế xanh của Liên hợp quốc cho rằng “Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để đạt được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và

25

sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng cho xã hội” (Liên Hợp quốc, 2007).

Như vậy, nền kinh tế xanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và về

cơ bản nền kinh tế xanh là nền kinh tế giảm thiểu khí nhà kính, bảo vệ môi trường, kích thích sử dụng hiệu quả tài nguyên trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ

hiện đại hướng tới nâng cao đời sống cho con người. Trong nền kinh tế xanh, tài nguyên - môi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sựổn định và thịnh vượng lâu dài.

Từ khái niệm về nền kinh tế xanh ở trên, có thể rút ra một sốđặc trưng cơ bản của nền kinh tế xanh như sau:

Thứ nhất, nền kinh tế xanh là nền kinh tế hướng tới giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu

Để hạn chế những tác động của phát thải khí nhà kính, của biến đổi khí hậu, các quốc gia hiện đang thực hiện nhiều sáng kiến, chính sách và hoạt động thiết thực - trong đó chuyển đổi mô hình sang nền kinh tế xanh được coi là cách thức hữu hiệu nhất. Trong nền kinh tế xanh sẽ diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo,

đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió, cùng với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính. Mục tiêu hướng tới 100% năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng để mang lại những cơ hội, lợi ích kinh tế mới: giúp giảm phát thải khí nhà kính, giảm phụ thuộc vào than nhập khẩu và góp phần đảm bảo nguồn cung năng lượng, tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần bảo đảm an ninh quốc gia.

Trong các khí nhà kính thì CO2 chiếm khoảng hơn 80% lượng khí nhà kính, do

đó, CO2 được dùng làm tiêu chí để luận án phân tích chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh.

Thứ hai, nền kinh tế xanh là nền kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên

Để hướng tới nền kinh tế xanh thì việc đưa ra các chiến lược khai thác và sử

dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo có một vai trò đặc biệt quan trọng.

26

dụng hàng ngày nhưng không được tính toán chi phí trong hệ thống kinh tế của chúng ta. Sử dụng bền vững và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.

Do đó, việc tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo được dùng để đánh giá ảnh hưởng của chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh.

Thứ ba, nền kinh tế xanh là nền kinh tế ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường

Ứng dụng KHCN trong bảo vệ môi trường - có thể coi là yếu tố tiên quyết

để xây dựng nền kinh tế xanh. Các công nghệ thân thiện môi trường bao gồm: các hệ thống quản lý chất thải, tái chế và hệ thống vận chuyển sử dụng pin nhiên liệu,

động cơ hybrid hoặc nhiên liệu sinh học, xây dựng bền vững… Công nghệ môi trường đóng một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế: nông nghiệp, xây dựng, năng lượng, quy trình công nghiệp, xử lý rác thải, quản lý tài nguyên, vận chuyển…

Như vậy, các khoản chi, đầu tư vào khoa học công nghệ tiên tiến, số doanh nghiệp đầu tư vào khoa học hay các sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến được dùng đểđánh giá ảnh hưởng của chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)