Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 102 - 103)

kinh tế xanh

Với những nội dung phân tích ở trên, có thể thấy thời gian qua Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc ban hành và điều chỉnh chính sách tài chính nhằm

101

hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam. Bước đầu, chính sách tài chính của Việt Nam đã mang lại một số kết quả tích cực, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các chính sách tài chính nêu trên đã bám sát và thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ với Cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực môi trường; góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn.

Thứ hai, các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy nền kinh tế xanh đã được

ban hành tương đối đầy đủ, bao gồm các chính sách liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và các chính sách tài chính khác. Các chính sách tài chính được lồng ghép và thống nhất với chính sách phát triển của các ngành khác nhau (nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, xây dựng, giao thông, môi trường…) đã bao quát tương đối đầy đủ nên đã phần nào đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng xanh, giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Thứ ba, chính sách thu thông qua công cụ thuế, phí đã được ban hành đồng

bộ, được bổ sung, điều chỉnh qua từng giai đoạn, một mặt có tác động thay đổi hành vi bảo vệ môi trường theo chiều hướng tích cực, đồng thời động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường.

Thứ tư, chi NSNN cho hoạt động BVMT đã được coi trọng, quy mô chi tăng dần qua các năm và tăng ở cả cấp trung ương và cấp địa phương.

Thứ năm, các chính sách tài chính khác, đặc biệt là chính sách thị trường các- bon đã hỗ trợ khắc phục phần nào sự thất bại của thị trường trong việc cung cấp công nghệ hoặc sản phẩm các-bon thấp. Theo đó, đã giảm bớt hoặc loại bỏ trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch, cung cấp trợ giá cho năng lượng tái tạo hoặc hình thức chi tiêu khác của Chính phủ cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)