Nghiên cứu khả năng xây dựng và áp dụng thuế các-bon

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 138 - 140)

a. Cơ sởđưa ra kiến nghị

Kinh nghiệm ở Nhật Bản nhưđã phân tích ở Chương 2 cho thấy việc áp dụng thuế đối với lượng khí thải CO2 có thể làm các doanh nghiệp tập trung hướng tới việc bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường. Trong khi đó ở Việt Nam hiện tại chưa áp dụng các loại hình thuế phí đối với khí thải CO2, do đó, việc áp dụng thuếđối với khí thải là có thể khả thi và có tác dụng trong thực tiễn.

b. Nội dung kiến nghị

137

lượng khí thải CO2 tăng cao (CO2 chiếm hơn 80% lượng khí thải). Vì vậy, để giảm phát thải khí CO2, bảo vệ môi trường, Việt Nam cần học tập các quốc gia khác trên thế giới (trường hợp trong luận án nghiên cứu là Nhật Bản) việc xây dựng chính sách thuế các-bon - chính sách thuế đánh trực tiếp vào các nguyên - nhiên liệu khi đốt cháy có phát thải khí CO2. Bản chất của thuế các-bon là áp đặt thêm một mức giá đối với việc phát thải sẽ giúp khắc phục các ngoại ứng tiêu cực của thị trường là buộc các chủ thể gây ô nhiễm phải chi trả cho hành vi gây hại cho môi trường. Việc áp dụng thuế các-bon sẽ góp phần đạt được mục tiêu giảm phát thải, khuyến khích sử dụng công nghệ các-bon thấp, góp phần cải thiện chất lượng môi trường.

Thuế các-bon là loại thuế gián thu, áp dụng với các nguồn năng lượng sản sinh CO2, vì thế chính sách thuế các-bon sẽđánh chủ yếu vào các loại nhiên liệu hoá thạch như xăng dầu, methanol, butan, khí hoá lỏng, than bùn, than đá... như thông lệ ở một số nước.

Cơ sở tính thuế có thể tính dựa trên khối lượng sản phẩm đầu vào và khối lượng phát thải. Theo phương pháp tính dựa trên sản phẩm đầu vào, thuế đánh trên hàng hoá hoặc dịch vụ phát thải nhiều để quy đổi ra lượng phát thải tương đương. Phương pháp này không đòi hỏi thêm nhiều chi phí và công sức chuẩn bị vì có thể dựa vào hạ tầng có sẵn để đo đạc. Còn phương pháp dựa trên khối lượng phát thải lại khó thực hiện hơn vì cần có hệ thống đo đạc, kiểm đếm tốt, trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam chưa có phương pháp để có thểđo lường chính xác được lượng khí thải CO2 trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, để thực hiện theo phương án dựa trên khối lượng phát thải đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn cho hạ tầng kỹ thuật. Việc áp dụng thuế các-bon cũng cần phải phù hợp với tổng thể cấu trúc của hệ thống chính sách thuế như các công cụ thuế BVMT, phí BVMT khác. Do đó, cần phải cân nhắc kỹ sự phù hợp của thuế các-bon. Việc đánh thuế các-bon vào các nhiên liệu đầu vào sẽ khuyến khích việc tìm ra các nguồn năng lượng thay thế không phát thải hoặc phát thải thấp. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường là bảo vệ môi trường ở góc độ tổng thể thì thuế các-bon nên được xác định trên lượng phát thải khí CO2 của nhiên liệu, bởi phương án này sẽ có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến việc cải thiện mức độ gây ô nhiễm môi trường.

138

c. Đơn vị thực hiện:

Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng chính sách thu thuế hoặc phí đối với lượng khí thải CO2. Đồng thời việc thực hiện quản lý triển khai thu phí từ lượng khí thải CO2 được thực hiện bởi các Sở Tài nguyên môi trường hoặc các Sở Tài chính ở các địa phương.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)