xanh
a. Về mặt kinh tế
102
Số thu thừ các khoản thu liên quan đến BVMT được mở rộng qua các năm. Năm 2018, số thu từ thuế BVMT tương đương 0,88% GDP, chiếm 3,4% tổng NSNN và xu hướng ngày càng tăng. Theo dự toán ngân sách năm 2020 đã được Quốc hội phê duyệt, số thu thuế BVMT năm 2020 đạt khoảng hơn 68 nghìn tỷđồng, đạt khoảng 4,6% tổng thu NSNN.
Bảng 3. 7. Tỷ lệ thu thuế BVMT so với GDP và thu NSNN giai đoạn 2012-2018
Đơn vị tính: tỷđồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng thu thuế BVMT 11.160 11.512 11.970 27.020 44.323 45.133 47.923 Tỷ lệ thu từ thuế BVMT so với GDP (%) 0,34 0,32 0,3 0,64 0,98 0,90 0,86 Tỷ lệ thu từ thuế BVMT so với tổng thu NSNN (%) 1,48 1,39 1,36 2,71 4,27 3,44 3,34 Tỷ lệ thu từ thuế BVMT so
với tổng thu thuế nội địa (%) 2,64 2,24 2,22 3,65 5,35 4,517 4,17
Nguồn: Bộ Tài chính
Số thu từ thuế BVMT liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2018 (tổng số thu thuế BVMT năm 2012 là khoảng 11.160 tỷ đồng, năm 2013 là khoảng 11.512 tỷđồng, năm 2014 là khoảng 11.970 tỷđồng, năm 2015 là khoảng 27.020 tỷđồng, năm 2016 là khoảng 44.323 tỷđồng), chiếm tỷ trọng khoảng 1,36%- 4,27% tổng thu NSNN và chiếm tỷ trọng khoảng 0,34%-0,98% trên GDP hàng năm; trong đó, số thu thuế BVMT đối với nhóm xăng dầu, than đá chiếm chủ yếu (khoảng 99%) tổng số thu thuế BVMT qua các năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu thu NSNN theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng thu nội địa từ 59% (giai đoạn 2006-2010) lên 68% (giai đoạn 2011-2015), đến năm 2015 chiếm 74% tổng thu NSNN theo đúng định hướng Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 là tăng dần tỷ trọng nguồn thu trong nước.
Như vậy, số thu từ thuế BVMT tăng liên tục qua các năm đã góp phần ổn định nguồn thu thuế nội địa trong giai đoạn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn do phải cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế.
103
khoáng cho tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ đóng góp của ngành khai khoáng vào tăng trưởng GDP kể từ năm 2016 đã bắt đầu giảm so với giai đoạn từ 2015 trở về trước. Trong năm 2016, ngành chế biến - chế tạo đóng góp cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng 11,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% và ngành khai khoáng giảm sâu ở mức 5,9%; năm 2017 ngành chế biến, chế tạo tăng 14,5%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,7%, đặc biệt ngành khai khoáng giảm sâu 7,1%; năm 2018 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm 2012-2016. Kết quả tăng trưởng cho thấy nền kinh tếđã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tài nguyên khi năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp công nghiệp khai khoáng tăng trưởng âm (giảm 3,11%).
Tỷ trọng đóng góp của ngành khai khoáng giảm dần cho thấy nền kinh tếđang ngày càng giảm mức độ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Và điều này cũng cho thấy chính sách thuế hiện hành của nhà nước đang có tác động tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Số doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường
Trong số các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư BVMT thì 74% số DN có tỷ lệ chi đầu tư cho hoạt động BVMT nhỏ hơn 10% so với chi đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. Trung bình tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động BVMT của các DN chỉ chiếm khoảng hơn 1% so với tổng chi phí sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất còn ít và công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất.
Bên cạnh đó, xét tỷ lệ doanh nghiệp có đầu tư đổi mới công nghệ theo quy mô doanh nghiệp thì khối doanh nghiệp quy mô lớn có tỷ lệ cao hơn hẳn so với khối doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Xét theo tỷ lệ doanh nghiệp có đầu tưđổi mới công nghệ trong từng loại hình doanh nghiệp thì kết quả cho thấy tỷ lệ DNNN (50%) và doanh nghiệp FDI (24%) đầu tư đổi mới công nghệ cao hơn so
104
với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (16%). Điều này là phù hợp với tỷ lệ số thuế TNDN được ưu đãi của các doanh nghiệp lớn được phân tích ở trên.
b. Về mặt môi trường
Hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên
Việc điều chỉnh chính sách thuế tài nguyên đã có tác động đến lượng tài nguyên được khai thác. Trong giai đoạn 2011-2018, sản lượng khai thác tài nguyên (trừ than sạch) từ 2011-2015 thì sản lượng có xu hướng tăng, nhưng từ năm 2015 đến 2018 thì có xu hướng giảm. Đối với than sạch thì sản lượng khai thác có xu hướng giảm từ 46,6 triệu tấn năm 2011 xuống còn 42 triệu tấn năm 2018.
Bảng 3. 8. Sản lượng khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên
Năm Sản lượng khai thác 2011 2012 201 3 2014 2015 2016 2017 2018 Than sạch ( triệu tấn) 46,6 42,1 41,1 41,1 41,7 38,7 38,2 42,0 Dầu thô (triệu tấn) 15,2 16,7 16,7 17,4 18,7 17,2 15,5 14,0 Khí tự nhiên dạng khí (tỷ m3) 8,5 9,4 9,78 10,2 10,7 10,6 9,9 10,0
Nguồn: Số liệu thống kê ngành Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2018
Như vậy, có thể thấy, việc thực thi Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014, điều chỉnh tăng mức thuế suất đối với một số loại tài nguyên đã không tác động nhiều đến hoạt động khai thác tài nguyên của các doanh nghiệp. Tiếp theo, ngày 10/12/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 có hiệu lực từ 01/7/2016 điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế tài nguyên của hầu hết các loại tài nguyên, mức tăng phổ biến là từ 2% - 5%. Điều này đã tác động mạnh mẽđến hoạt động khai thác tài nguyên của các doanh nghiệp, khiến cho năm 2016, 2017 sản lượng khai thác tài nguyên liên tục giảm. Tuy nhiên, đến năm 2018 do nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng cao và nhà nước tiếp tục triển khai hoạt động khai thác theo kế hoạch đề ra và do sự thuận lợi của thời tiết nên sản lượng khai thác than và khí tự nhiên lại có xu hướng tăng lên.
Cơ cấu sử dụng các nguồn tài nguyên
Từ năm 2014 đến năm 2018, với việc liên tục điều chỉnh chính sách thuếđối với năng lượng tái tạo và không tái tạo thì tỷ lệ nguồn điện từ năng lượng tái tạo đã có sự thay đổi theo hướng tăng lên tuy nhiên vẫn ở mức thấp: Năm 2016 là 5,8%;
105
năm 2018 là 7,16%.
Hình 3. 3. Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam
Nguồn: Báo cáo thường niên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2014, 2016, 2018
Trong cơ cấu nguồn điện, nguồn điện từ năng lượng hóa thạch chiếm tỷ trọng trên 90%, trong đó tập trung chủ yếu ở nhiệt điện và thủy điện.
Bảng 3. 9. Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam Năm Nguồn điện 2014 2016 2018 Công suất (MW) Tỷ lệ (%) Công suất (MW) Tỷ lệ (%) Công suất (MW) Tỷ lệ (%) Thủy điện 15.702 46,07 15.857 37,6 17.031 35,06
Nhiệt điện than 9.759 28,64 14.448 34,3 18.516 38,12
Nghiệt điện dầu 1.154,5 3,39 1.370 3,3 8.978 18,48
Tua bin khí 7.354,15 21,58 7.502 17,8
Năng lượng tái
tạo 109 0,32 2.418 5,8 3.476 7,16
Nhập khẩu - - 540 1,2 572 1,18
Tổng 34.078,65 100 42.135 100 48.573 100
Nguồn: Báo cáo thường niên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2014, 2016, 2018
Lượng phát thải khí nhà kính
Trong giai đoạn 2001-2020, lượng phát thải khí CO2 của Việt Nam tăng liên tục, trong đó, năm 2019 lượng khí thải CO2 đạt mức cao nhất, tăng 18,36% so với năm 2018. Qua đó ta thấy, mặc dù đã triển khai, điều chỉnh đồng bộ nhiều chính sách thuế khác nhau để hạn chế phát thải khí nhà kính nhằm mục tiêu ứng phó với BĐKH, tuy nhiên, tác động chung của hệ thống chính sách thuế đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
106
Hình 3. 4. Phát thải CO2 của Việt Nam
Nguồn: WB và tính toán của tác giả c. Về mặt xã hội
Chính sách thuế đã góp phần nâng cao ý thức BVMT của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn. Các chính sách thuế BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than…). Từđó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý ô nhiễm. Hơn nữa, thuế mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách nhà nước để đầu tư cải tạo môi trường. Thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của môi trường là mục tiêu lớn nhất mà chính sách hướng tới.
Các chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh cũng đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam. Thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn 2002-2018 đã tăng 2,7 lần, và đạt mức 2.700 USD năm 2019, đưa 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm từ hơn 70% năm 2002 xuống còn dưới 3,75% vào năm 2019, ước tính chỉ ở mức dưới 3% vào năm 2020.
Chính sách thuếđã góp phần hạn chế việc sản xuất và tiêu dùng gây ô nhiễm môi trường, do đó, góp phần làm tăng sức khoẻ con người. Tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình năm 2019 là gần 76 tuổi (tăng so với mức 70,5 tuổi trong năm 1990), cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân là 73 – cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới – với 87% dân số có bảo hiểm y tế.
107