Một số giải pháp bổ trợ khác để hướng tới nền kinh tế xanh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 147 - 180)

Bên cạnh các giải pháp chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, để quá trình hướng tới nền kinh tế xanh thành công thì Việt Nam cần phải chú trọng thực hiện phối hợp với các chính sách khác bao gồm chuyển đổi cơ cấu, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và nâng cao tuyên truyền.

Cơ sở của kiến nghị này là việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang các ngành công nghệ cao sẽ làm giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng từ đó làm giảm khí thải và hướng tới phát triển xanh. Việc nâng cao nhận thức cũng góp phần giúp thay đổi thói quen tiêu dùng, sản xuất, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguyên nhiên liệu từđó góp phần bảo vệ môi trường.

Nội dung của các kiến nghịđó là:

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đẩy nhanh phát triển các ngành công nghệ cao

và dịch vụ sang hướng thân thiện với môi trường. Để góp phần vào phát triển kinh tế

và đạt được mục tiêu giảm phát thải thì cần tăng nhanh các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, áp dụng công nghệ mới, giá trị cao, phát triển các sản phẩm chủđạo có tính cạnh tranh cao. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện chính sách tài chính chủ động, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; đảm bảo duy trì, củng cố và ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng cường tính minh bạch của các thông tin tài chính ngân sách.

Chú trọng phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo để hướng tới nền

kinh tế xanh. Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khuôn khổ chính sách ổn định và

lâu dài cho năng lượng mới, năng lượng tái tạo; bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch; ban hành các yêu cầu và tiêu chuẩn của các dự án nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Có định hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh mũi nhọn để tạo

động lực mới thúc đẩy nền kinh tế xanh, tạo thêm việc làm cho xã hội. Theo đó, cần

tập trung vào các ngành kinh tế có thể phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam như phát triển nông nghiệp hữu cơ, phát triển các mô hình kinh tế sinh thái, tái sinh rừng

146

tự nhiên…Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần nghiên cứu việc sử dụng các gói hỗ trợ kinh tế trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh như giao thông công cộng, xây dựng nhà sử dụng năng lượng hiệu quả.

Thay đổi hành vi tiêu dùng - sựđóng góp của cộng đồng thông qua việc thực hiện tiêu dùng bền vững là giải pháp mang tính lâu dài, bảo đảm nguồn tài chính cho phát triển nền kinh tế xanh tại Việt Nam. Tiêu dùng bền vững là “việc sử dụng hàng hóa và dịch vụđể đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống, không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050). Đây là xu hướng tiêu dùng cần được khuyến khích. Để bảo đảm tiêu dùng bền vững cần xem xét đối với cả nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụđáp ứng tiêu chuẩn tiêu dùng bền vững và hành vi của người tiêu dùng.

Đối với người kinh doanh, việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Để có được lợi nhuận tối đa đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ cung ứng phải được tiêu dùng với chi phí kinh doanh là thấp nhất. Trong khi đó, để có thể thực hiện sản xuất xanh, các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn lớn, công nghệ sản xuất hiện đại… điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và cũng kéo theo giá cả của hàng hóa dịch vụđáp ứng tiêu chuẩn.

Đối với người tiêu dùng, khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng còn phải cân nhắc đến tính hợp lý của việc tiêu dùng với mức thu thập, khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng bền vững. Người tiêu dùng khó có thểđáp ứng tiêu chí tiêu dùng bền vững nếu các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn tiêu dùng bền vững có giá cả cao.

Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải có sự tham gia hỗ trợ từ phía Nhà nước theo hướng: Áp dụng mức suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với sản phẩm sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.

147

Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hệ thống phân phối hàng hóa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng bền vững bằng chính sách hỗ trợ tiền thuê đất để xây dựng mạng lưới đại lý, cửa hàng cung cấp sản phẩm tiêu dùng bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách và các chương trình hành động

hướng tới nền kinh tế xanh. Công tác tuyên truyền, phổ biến này có thể được thực

hiện thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, hội nghị mở rộng và trao đổi. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm tiêu hao năng lượng trong sản xuất, vận tải, thương mại; từng bước thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông như sử dụng nguồn năng lượng mới, sạch, tái tạo, ít phát thải khí nhà kính, giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Đơn vị thực hiện: Để tiến hành chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế cần có định hướng từ Chính phủ, Quốc hội. Trong đó Bộ KHĐT xây dựng các kiến nghị về chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế trình Chính phủ, Quốc hội xây dựng các mục tiêu, định hướng lớn trong chuyển đổi nền kinh tế. Các Bộ, ngành liên quan phối hợp xây dựng chương trình thực hiện các định hướng này. Bộ Tài chính thực hiện xây dựng các chính sách tài chính khuyến khích các ngành công nghệ cao, ngành công nghiệp xanh phát triển; chính sách tài chính định hướng tiêu dùng xanh. Bộ Công thương quản lý năng lượng, xây dựng các chính sách hướng tới năng lượng tái tạo. Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện tuyên truyền, định hướng các chính sách và chương trình hành động hướng tới nền kinh tế xanh.

148

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, luận án đã trình bày bối cảnh kinh tế xã hội, mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh và định hướng hoàn thiện chính sách tài chính nhằm hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam đến năm 2030. Trên cơ sở những kinh nghiệm của các nước về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Chương 2, đánh giá thực trạng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam ở Chương 3, luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đưa ra một số vấn đề đối với chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh cũng như những nguyên nhân của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung các chính sách hiện hành và một số các giải pháp điều kiện khác. Bên cạnh đó, căn cứ vào thực trạng môi trường ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các nội dung: tính cấp thiết, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, phạm vi đánh thuế, lộ trình thực hiện… luận án đã đề xuất bổ sung thêm chính sách thuế các-bon vào hệ thống thuế của Việt Nam. Với những đề xuất trên, NCS mong muốn Việt Nam sẽ đạt được những hiệu quả cao hơn trong việc giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng và hướng tới nền kinh tế xanh.

149

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam không chỉ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định hơn, chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện tích cực hơn, và đã có những chuyển biến tích cực để hướng tới nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, nền kinh tế xanh ở Việt Nam thời gian qua vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như nhiều chiến lược, quy hoạch, chương trình và đề án có liên quan có sự trùng lắp, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh còn chậm, công nghệ sản xuất còn lạc hậu so với thế giới, tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp, khu kinh tế chưa được giải quyết triệt để.

Trên cơ sở nghiên cứu về nền kinh tế xanh và chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, luận án NCS đã chỉ ra được:

Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế xanh; Các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh; Những tác động về mặt kinh tế, môi trường và xã hội của chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh;

Tổng hợp kinh nghiệm của các nước trong việc sử dụng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, phân tích những tác động hay kết quả đạt được từ các chính sách tài chính mà các nước sử dụng đối với nền kinh tế xanh của các nước;

Đặc trưng của nền kinh tế xanh và các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam;

Phân tích những tác động mà chính sách tài chính tác động đến nền kinh tế xanh của Việt Nam;

Xây dựng mô hình và sử dụng số liệu thống kê đáng tin cậy từ các tổ chức trong và ngoài nước để phân tích tác động của các chính sách tài chính bảo vệ môi trường đến tỷ lệ phát thải khí CO2 của Việt Nam.

Rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, các vấn đềđặt ra, nguyên nhân của các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam và đề xuất hoàn thiện chính sách tài chính của Việt Nam tác động đến tiến trình hướng tới nền kinh tế xanh: thuế BMVT, thuế tài nguyên, ưu đãi thuế TNDN, tăng chi ngân sách cho BVMT, các đề xuất về phát triển tín dụng xanh và trái phiếu xanh cũng như thị trường giao dịch tín chỉ các-bon, đặc biệt, luận án đề xuất phương án thu thuế các- bon nhằm hướng tới tác động tới hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp

150

điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để việc xây dựng các chính sách tài chính nói riêng và các chính sách kinh tế nói chung đạt được kết quả thì cần phải thúc đẩy việc nghiên cứu, học tập của các bộ, ban ngành về cách thức thực hiện các chính sách của các nước để từ đó xây dựng được lộ trình phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và các cam kết quốc tế.

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội

trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, ban

hành ngày 5/11/2016.

2. Bộ Chính Trị (2011), Nghị quyết số 02-NQ/TW vềđịnh hướng chiến lược khoáng sản

và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

3. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (2016), Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu dự ánĐánh

giá thực trạng tình hình đầu tư cho đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường

của Doanh nghiệp Việt Nam, công bố ngày 2 tháng 11 năm 2016.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Thông báo số 4028/BKHĐT-TH về Khung hướng

dẫn đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch năm 2019, ban

hành ngày 14 tháng 6 năm 2018.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Hội thảo Phát triển ít phát thải và tăng trưởng

xanh đến 2050 cho Việt Nam.

6. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2017.

7. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định

67/2011/NĐ-CP.

8. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 159/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư

152/2011/TT-BTC.

9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 30/2013/TT-BTC hướng dẫn hoàn lại tiền thuế bảo vệ

môi trường đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa.

10. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư 135/2013/TT-BTC hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tài chính vi mô.

152

11. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định

số 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh

nghiệp.

12. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 119/2014/TT-BTC về cải cách, đơn giản thủ tục

hành chính về thuế.

13. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số91/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy

định về thuế.

14. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 119/2014/TT/BTC sửa đổi, bổ sung một số điều

của Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư

219/2013/TT-BTC, Thông tư 08/2013/TT-BTC, Thông tư 85/2011/TT-BTC,

Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản các

thủ tục hành chính về thuế.

15. Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 2183/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch hành

động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

đến năm 2020, ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2015.

16. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 60/2015/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

17. Bộ Tài Chính (2015), Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BTC.

18. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế

Thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

19. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN, ban hành ngày 22/06/2015.

20. Bộ Tài Chính (2015), Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC.

21. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư số 152/2015/TT-BTC hướng dẫn thi hành thuế

153

22. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 12/2016/TT-BTC sửa đổi thông tư

152/2015/TT – BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên, ban hành ngày 20/01/2016.

23. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 36/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy

định về thuế đối với các tổ chức và cá nhân thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai

thác dầu khí, ban hành ngày 26 tháng 2 năm 2016

24. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư 130/2016/TT-BTC.

25. Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới (2016), Hội thảoKế hoạch cải cách thuế cho

Việt Nam giai đoạn 2016-2020, ngày 22/9/2016.

26. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Giảm phát thải khí nhà kính - trọng tâm

sắp tới của Việt Nam, https://tuoitre.vn, ngày truy cập 15/7/2018.

27. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ

thuật quan trắc môi trường, ban hành ngày 01/09/2017.

28. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển

dâng cho Việt Nam 2016, truy cập tháng 03/2020.

29. Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND tỉnh Quảng ninh (2012), Kỷ yếu hội thảo Kinh tế xanh và phát triển bền vững, Quảng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 147 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)