Mục tiêu của việc hướng tới nền kinh tế xanh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 28 - 29)

OECD là tổ chức đi tiên phong trong việc đưa ra các Mục tiêu Phát triển Quốc tế trong bản Báo cáo Định hướng Thế kỷ 21 - đây là tiền thân của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (gọi tắt là MDGs). Đến năm 2016, những mục tiêu này đã được thay thế bằng 17 mục tiêu của phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn 2016-2030. Do nền kinh tế xanh là cách thức, là hướng đi để các quốc gia đạt được phát triển bền vững, vì vậy, trong các mục tiêu phát triển bền vững có chứa đựng khá đầy đủ các mục tiêu của nền kinh tế xanh. Theo UN (2015), trong số 17 mục tiêu của phát triển bền vững, có 12 mục tiêu của nền kinh tế xanh, cụ thể:

27

Bảng 1. 1. Mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh TT Mục tiêu

1 Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.

2 Đảm bảo nguồn cung cứng và quản lý bền vững nguồn nước và các điều kiện vệ sinh môi trường cho tất cả mọingười

3 Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người

4 Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững hiệu quả dài hạn, tạo việc làm đầy đủ, năng suất cao và bền vững cho tất cả mọi người

5 Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khuyến khích quá trình công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, thúc đẩy sự đổi mới.

6 Xây dựng các đô thị và cộng đồng dân cư hiệu quả, an toàn, đồng bộ và bền vững 7 Đảm bảo các hình mẫu sản xuất và tiêu dùng bền vững

8 Triển khai các hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các tác động của nó

9 Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển cho phát triển bền vững

10

Bảo vệ, khôi phục và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất, quản lý bền vững tài nguyên rừng, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học

11

Thúc đẩy xã hội hài hòa và hiệu quả cho phát triển bền vững, tạo ra cơ hội về công bằng và công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp

12 Nâng cao khả năng thực hiện và làm mới mối quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Nguồn: United Nations Statistical Commission (2015)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)