Trên cơ sở Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 kèm theo quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012; Chiến lược về phát triển bền vững kèm theo Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 cho giai đoạn 2011-2020; Chương trình giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg năm 2012; Chương trình mục tiêu quốc gia về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Việt Nam đã ba lần ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 2005, năm 2014 và năm 2020, cùng với hàng loạt các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trong các Chiến lược nói trên, Nhà nước luôn giành sự quan tâm đặc biệt vào nguồn lực tài chính hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Bên cạnh nguồn lực từ NSNN, nguồn lực từ khối tư nhân cũng được chú trọng, khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng
đất nước10
Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam
đã và đang tập trung cho các hoạt động xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm kê, mua bán, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các dự án phát triển sạch (CDM) và tương lai là cơ chế phát triển bền vững (SDM) cũng như các cơ chế bù trừ các-bon khác. Đồng thời, Việt Nam đã xây dựng, ban hành mới và điều chỉnh nhiều chính sách quốc gia, đặc biệt là các chính sách tài chính cho phù hợp với yêu cầu của các công ước quốc tế về tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu như: các chính sách thuế, chính sách chi tiêu ngân sách, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, sử dụng các nguồn lực tài chính từ các quỹ như Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹđầu tư phát triển địa phương, Quỹ phòng, chống lụt, bão của địa
10 Điều 53 Hiến pháp 2013
84
phương… Theo đó, chính sách của nhà nước hướng tới nền kinh tế xanh nói chung và chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững là cơ sở
pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện trong thực tế và khối tư nhân, doanh nghiệp đóng vai trò quyết định.
Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường ngày càng
được hoàn thiện, việc đánh giá tác động của môi trường được chú trọng hơn; hệ
thống cơ sở dữ liệu đang từng bước được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu theo dõi, giám sát và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.
Nhiều chỉ tiêu về môi trường đã đạt và vượt mục tiêu mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra như tỷ lệ dân cưđược sử dụng nước sạch trong năm 2017 là 93,4%, ước tính năm 2020 là 95,3% (cao hơn mục tiêu đề ra năm 2020 là 90%).
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như đất và khoáng sản ngày một hiệu quả hơn. Công tác trồng rừng được triển khai tích cực, cụ thể, tính đến cuối năm 2019, diện tích đất có rừng là 14,6 triệu ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 70,55%, rừng trồng chiếm 26,45%. Tỷ lệ che phủ rừng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2020, từ 37,7% năm 2011 lên 41,89% năm 2017 và ước tính năm 2020, tỷ lệ
che phủ rừng đạt 42% (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2019). Nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng trong việc quản lý khai thác và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao. Nhằm thúc đẩy sản xuất và đầu tư cho năng lượng tái tạo, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này và được các bộ ban ngành, doanh nghiệp và cá nhân ủng hộ. Qua đó, một số dự án về các công trình năng lượng tái tạo quy mô nhỏ
như kéo lưới điện quốc gia đến vùng núi cao dân cư thưa thớt và hải đảo đã được thực hiện.
Tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhận thức về sản xuất sạch hơn
đã tăng từ 28% năm 2010 lên 55% năm 2015; tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tăng từ 11% năm 2010 lên 32% năm 2015, trong đó 24% doanh nghiệp đã giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm.
85
Mặc dù vậy, quá trình hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam còn bộc lộ
một số hạn chế sau:
Do các hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt đã làm cho hàm lượng kim loại nặng trong đất có xu hướng tăng, hiện tượng xói mòn, hoang hóa, phèn hóa, khô hạn, ngập úng cũng có xu hướng tăng. Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và suy thoái chất lượng, trong đó, phổ biến là ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm chất dinh dưỡng và kim loại nặng, đặc biệt là tại các khu đô thị, xung quanh các khu công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng.
Trên 60% tổng năng lượng quốc gia sản xuất được dựa trên nguyên liệu hóa thạch, do đó, lượng khí thải nhà kính đặc biệt là CO2, CH4 và N2O… có xu hướng tăng. Tổng mức phát thải trong cả 4 lĩnh vực (năng lượng, nông nghiệp, LULUCF và chất thải) ước tính lên tới hơn 400 Mt CO2 vào năm 2020 và hơn 700 Mt CO2 vào năm 2030. Lĩnh vực năng lượng với lượng phát thải ra môi trường dự báo ở
mức 650 Mt CO2 năm 2030, trong đó, mức phát thải từ nguồn nhiên liệu hóa thạch dựđoán là 350 Mt CO2 trong năm 2020 và hơn 600 Mt CO2 năm 2030.
Cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác, lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam diễn ra tại hầu hết các lĩnh vực đều xuất phát từ hoạt động của con người trong quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than đá và dầu (Amy Christan, 1992).