Bài học đối với chính sách thu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 127 - 130)

Chính sách thuế BVMT ở các nước thường nhằm hai mục tiêu chủ yếu là khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN thông qua việc đưa chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Chính sách thuế là công cụ có hiệu quả thúc đẩy để hướng tới nền kinh tế xanh

và đa dạng hóa các loại thuế

Để hướng tới nền kinh tế xanh, các nước đã sử dụng nhiều loại thuế khác nhau, với các tên gọi khác nhau, cơ sở đánh thuế và mức thuế khác nhau, ví dụ như thuế các-bon, thuế năng lượng, thuế khí thải, thuế xe cơ giới…. Các loại thuế này đánh vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường và đánh vào các giai đoạn khác nhau như giai đoạn sử dụng, giai đoạn tiêu dùng, giai đoạn khai thác. Các công cụ thuế này đặt ra “giá” cho ô nhiễm và các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, gây hại cho môi trường sẽ phải trả chi phí cho việc khắc phục ô nhiễm

Thuế các-bon là một hình thức định giá các-bon liên quan trực tiếp đến mức độ khí thải các-bon dioxide. Cho đến nay, thuế các-bon được đánh giá là một công cụ kinh tế về mặt hiệu quả và chi phí. Thuế các-bon có thểđược dùng như một công cụđộc lập hoặc có thể tồn tại cùng với công cụđịnh giá các bon khác, như thuế năng lượng. Nhật Bảnlà nước duy nhất ở Châu Á sử dụng loại thuế các-bon, thuế các-bon bắt đầu được sử dụng từ ngày 01/10/2012 đối với việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí tự nhiên và than tùy thuộc vào lượng khí thải CO2. Theo đó, tỷ lệ thuế được áp dụng tính đến tháng 5/2014 là 2 USD/tấn CO2 và tăng lên mức 3,7 USD/tấn CO2 đến tháng 4/2016. Nguồn thu từ thuế các-bon được Nhật Bản sử dụng vào việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu và sử dụng đối với các biện pháp bảo tồn năng lượng, triển khai các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm hỗ trợ của chính phủđể lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển việc sử dụng năng lượng tái chế, R&D; xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo phù hợp với đặc điểm của từng vùng (Bộ Tài chính Nhật Bản, 2017).

126

Bên cạnh đó, việc áp dụng thuếđối với việc mua/bán và sử dụng xe cơ giới ở Trung Quốc có thể giúp hướng đến mục đích điều tiết tiêu dùng các loại xe cơ giới và huy động nguồn thu cho ngân sách. Ở Trung Quốc, thuế mua xe cơ giới được áp dụng nhằm mục đích điều tiết tiêu dùng các loại xe cơ giới và huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế mua xe cơ giới áp dụng đối với các cá nhân, đơn vị mua xe trong nước và mức thuế phải nộp được tính theo giá của xe cơ giới. Ngoài ra, để điều tiết thu nhập, khống chế việc sử dụng và tiêu thụ tàu thuyền và xe công bằng hơn, kể từ ngày 25/10/2010 thuế sử dụng tàu thuyền và xe cơ giới của Trung Quốc được chia thành 7 mức (từ 60 – 5400 NDT) dựa theo thông số động cơ (Bộ Tài nguyên Trung Quốc, 2016).

Đảm bảo tính đồng bộ trong việc xây dựng và thực thi các loại thuế

Việc xây dựng và thực thi các loại thuế nhằm hướng tới nền kinh tế xanh phải đảm bảo tính đồng bộ. Bên cạnh các loại thuế nhằm hạn chế các hành vi gây hại cho môi trường thì cũng cần có các chính sách khuyến khích đối với các hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày dần cạn kiệt nên các nước chú trọng thúc đẩy đầu tư và sản xuất năng lượng tái tạo.

Chọn lọc công cụ thuế phù hợp với điều kiện của nền kinh tế

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, có thể nhận thấy tuỳ điều kiện từng quốc gia mà các nước có thể sử dụng các công cụ thuế khác nhau nhằm hướng tới nền kinh tế xanh. Có những loại thuế áp dụng hiệu quả tại nước này nhưng lại ko hiệu quả khi áp dụng tại nước khác. Ví dụ nhưđối với thuế các bon, Nhật Bản đã áp dụng với thuế suất tăng dần theo lộ trình 5 năm. Với việc sử dụng thuế các-bon, Nhật Bản đã cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo. Trong khi đó, Trung Quốc lại không áp dụng thuế các-bon mà lại áp dụng hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon, bởi Trung Quốc cho rằng, việc áp dụng thuế các-bon sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm hạn chế đầu tư và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, và thuế các-bon tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

127

Nguồn thu từ thuế hướng tới nền kinh tế xanh được sử dụng cho các nhiệm vụ

liên quan đến môi trường hướng tới nền kinh tế xanh

Việc áp dụng các loại thuế hướng tới nền kinh tế xanh, các nước có thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các khoản thu từ các loại thuế này được các nước sử dụng cho các nhiệm vụ liên quan đến đầu tư cho khoa học và công nghệ, chi cho các nhiệm vụ liên quan đến môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, để cắt giảm mạnh khí nhà kính, “Nhật Bản tập trung kiểm soát lượng phát thải CO2 trong trung và dài hạn thông qua việc bắt đầu áp dụng biểu thuế mới nhằm tăng cường cắt giảm phát thải các-bon và khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo từ tháng 9/2012. Các khoản thu từ thuế các-bon được chi cho các giải pháp công nghệ kiểm soát phát thải CO2. Theo tính toán, lượng khí CO2 giảm từ 0,5% đến 2,2% nhờ tác động của chính sách thuế và các biện pháp kiểm soát phát thải”.

Chính sách cần được nghiên cứu và đánh giá tác động kỹ lưỡng

Mức thuế hoặc mức trần phát thải hợp lý là phải bảo đảm đạt được mức giảm phát thải theo mục tiêu đặt ra và phản ánh được các chi phí xã hội của việc phát thải ô nhiễm.

Các quốc gia có thể sử dụng phương pháp phân tích định lượng với sự hỗ trợ của các mô hình kinh tếđể tính toán mức thuế trần/trần phát thải phù hợp hoặc cũng có thể áp dụng mức thuế hoặc trần phát thải của các quốc gia có điều kiện phát triển tương đồng hoặc quốc gia là đối thủ cạnh tranh về các loại hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của cơ chếđịnh giá các-bon.

Khi thiết kế chính sách định giá các-bon, trước tiên cần xác định được giai đoạn triển khai (cần đủ dài để chính sách phát huy tác dụng), phạm vi điều chỉnh, đối tượng được loại trừ, các trường hợp được miễn, giảm, cơ chế hỗ trợ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và người tiêu dùng vì suy cho cùng dù là thuế các-bon hay giao dịch tín chỉ các-bon, gánh nặng tài chính từ việc áp dụng cơ chế này đều do người tiêu dùng chịu.

128

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)