Có thể nói trong số những nước có xuất phát điểm và điều kiện tương đồng với Việt Nam thì Hàn Quốc là một trong những quốc gia thực hiện tốt hướng tới nền kinh tế xanh. Nhu cầu năng lượng của Hàn Quốc lệ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, do đó, Hàn Quốc là một trong những quốc gia sớm tiếp cận với các nghiên cứu và triển khai hệ thống chính sách thuế nhằm hướng tới nền kinh tế xanh để giải quyết những khó khăn của nền kinh tế. Cụ thể như sau:
a. Thuếđối với năng lượng
59
Quốc đó là: giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá, cải thiện khả
năng tự lực về năng lượng; ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu, bảo tồn môi trường thông qua việc tăng cường quản lý nhu cầu năng lượng; đa đạng hóa năng lượng tái tạo. Theo đó, Hàn Quốc phân biệt việc sử dụng năng lượng cho giao thông vận tải và sản xuất điện, áp đặt các loại thuế khác nhau.
Hàn Quốc đánh thuế năng lượng giao thông lần lượt là 529 KRW/L và 375 KRW/L đối với dầu diesel và xăng. Loại thuế này cũng chiếm phần lớn trong số các loại thuế và phí liên quan đến xăng và dầu. Loại thuế này ban đầu được thu dựa trên
Đạo luật Thuế vận tải. Tuy nhiên, kể từđầu năm 2009, do sự cứng nhắc trong hoạt
động của hệ thống thuế mục tiêu nên đã đổi sang thuế năng lượng giao thông. Thuế
suất đối với thuế năng lượng giao thông được áp dụng linh hoạt trong phạm vi +/- 30% của thuế suất cơ bản nhằm ứng phó linh hoạt với sự biến động của giá dầu.
Thuế đối với năng lượng điện: Hàn Quốc đã đưa thêm than bitum dùng để
sản xuất điện vào diện chịu thuế tiêu dùng cá nhân nhằm làm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ năng lượng quá mức do chênh lệch giá tương đối giữa điện và các loại năng lượng khác. Hơn nữa, gánh nặng thuếđối với nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như khí thiên nhiên hoá lỏng, dầu hoả và propan đã được giảm xuống nhằm phân phối mức tiêu thụ điện cho các loại năng lượng khác. Do đó, thuế tiêu dùng cá nhân đối với khí thiên nhiên hoá lỏng năm 2014 đã giảm từ 60 KRW xuống còn 42 KRW. Hiện nay, khí thiên nhiên hoá lỏng đang bị tính và áp thuế ở mức 96,2 KRW/kg, bao gồm: thuế tiêu dùng cá nhân, thuế nhập khẩu, phí quản lý an toàn và thuế với mức lần lượt là 60 KRW/kg, 24 KRW/kg, 24,8 KRW/kg và 7,2 KRW/kg. Còn thuế đối với năng lượng phát điện áp dụng ở mức 23 KRW/kg kể từ tháng 4/2019.
Thuế suất đối với than bitum được áp dụng linh hoạt, trong đó, đối với than bitum nhiệt lượng cao là 19 KRW/kg và đối với than bitum nhiệt độ thấp là 17 KRW/kg. Sau đó, Hàn Quốc đã tăng mức thuế suất đối với hai loại này, với mức thuế suất lần lượt là 39 KRW/kg và 46 KRW/kg. Đến năm 2019, Hàn Quốc áp dụng thêm thuếđối với than bitum nhiệt độ trung bình, với thuế suất là 33 KRW/kg.
Thuế năng lượng giao thông được gia hạn đến cuối năm 2021 nhằm đảm bảo nguồn lực đầu tư ổn định cho các phương tiện giao thông, cải thiện môi trường và
60
phát triển quốc gia. Sau đó thuế năng lượng giao thông được chuyển thành thuế tiêu dùng cá nhân. Nhằm mở rộng nguồn cung các loại xe thân thiện với môi trường, Hàn Quốc đã gia hạn thời hạn áp dụng miễn thuế tiêu dùng cá nhân đối với xe hybrid từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2021.
b. Phí khí thải
Hàn Quốc đã đưa ra áp dụng thu phí đối với khí thải từ năm 1983 (theo Luật Bảo tồn không khí sạch), theo đó các đối tượng chịu phí bao gồm bụi lơ lửng, SO2, NH3…
Mặc dù lượng khí thải NOx ra môi trường ngày càng tăng cao nhưng loại khí này vẫn nằm trong diện được miễn áp phí. Các công ty nhỏđược miễn áp dụng loại phí này và những cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng mức độ lưu huỳnh thấp cũng
được miễn áp phí khí thải đối với SOx. Tuy nhiên, từ tháng 7 năm 1996, phí áp dụng cho tất cả các loại khí thải (ngay cả những loại khí thải trong tiêu chuẩn cho phép).
Đối tượng nộp phí: Đối tượng nộp phí là các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Mức phí: Mức phí được sửa đổi vào năm 1991 và từđó được điều chỉnh theo lạm phát.
c. Thuếđối với nhiên liệu hóa thạch
Do Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu (chiếm trên 97% tổng nhu cầu năng lượng của Hàn Quốc) và là thị trường nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 trên thế giới nên Hàn Quốc đã ban hành thuế nhiên liệu hóa thạch nhằm hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Thuế suất thuế nhiên liệu hóa thạch được áp với mức tuyệt đối: Xăng và dầu thay thế tương tự là 475 KRW/lít; dầu diesel và dầu thay thế tương tự là 340 KRW/lít.
d. Uu đãi thuế TNDN cho các doanh nghiệp
Nhằm khuyến khích các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế xanh, Hàn Quốc cho phép các doanh nghiệp khấu trừ
thuế TNDN cho thiết bị quản lý ô nhiễm với mức 3% cho thiết bị nhập khẩu và 10% cho thiết bị sản xuất trong nước; cho phép khấu hao nhanh đối với công nghệ mới ở
61
mức 30% đối với thiết bị nhập khẩu và 50% đối với thiết bị sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn được giảm 40% - 50% nghĩa vụ thuếđối với khoản chênh lệch chi phí nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực phát sinh cao hơn so với thực hiện năm trước đó; giảm 20% - 30% nghĩa vụ thuếđối với chi phí nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản và tăng trưởng; giảm nghĩa vụ thuế 3% - 10% đối với đầu tư thiết bị và phát triển nguồn nhân lực.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ
cao, Hàn Quốc cho phép được miễn 100% thuế TNDN trong thời gian 5 năm, kể từ
năm đầu tiên kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế TNDN cho 2 năm tiếp theo. Điều này có vai trò to lớn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư
vào các lĩnh vực BVMT và sẵn sàng đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển để tăng cường tiềm lực phát triển khoa học công nghệ quốc gia - nền tảng để
xây dựng nền kinh tế xanh tại Hàn Quốc.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao, Hàn Quốc còn có chính sách thuế đặc biệt ưu đãi - cho phép giảm thuế thông qua các hình thức: (i) Tăng mức khấu trừ thuế từ 30% lên 50% đối với khoản đầu tư 50 triệu won; (ii) Tăng giới hạn khấu trừ vào thu nhập hằng năm từ 40 - 50%; (iii) Trong trường hợp sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ
cao hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chi phí đầu tư nghiên cứu - phát triển hơn 5% doanh thu hằng năm và được mua với giá trị 150% hoặc cao hơn giá trịđánh giá thì được giảm 10% thuế TNDN (Viện CL&CSTC, 2018).
2.1.3.2. Kết quả và bài học rút ra
Mặc dù Hàn Quốc được đánh giá là nước có thặng dư tài khóa và mức nợ
công đang ở mức thấp nhưng Hàn Quốc vẫn cần phải tăng nguồn thu từ thuếđể tăng chi xã hội (OECD, 2016) khi chi cho xã hội của Hàn Quốc dự báo sẽ ở mức 29% GDP vào năm 2060. Việc thực hiện chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Hàn Quốc là một trong những cách đểđạt mục tiêu này.
Nhờ việc thực hiện các chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh mà tỷ lệ
thu từ thuế hướng tới nền kinh tế xanh trên GDP năm 2014 của Hàn Quốc đạt 14,1%, cao hơn so với mức trung bình 9,1% của các nước OECD và đứng thứ 4
62
trong số các nước OECD có tỷ lệ thu từ sắc thuế này cao. Các khoản thu thuế liên quan đến xăng và dầu diesel chiếm hơn 90% tổng số thuế tiêu dùng năng lượng nhưng lượng tiêu thụ xăng và dầu diesel chỉ chiếm dưới 15% tổng mức tiêu thụ
năng lượng.
Hơn nữa, việc tăng các loại thuế này góp phần hỗ trợ Hàn Quốc trong việc giảm một số loại thuế cản trở tăng trưởng, như thuế TNDN, thuếđối với khoản thu nhập tài chính (OECD, 2015).
Về mặt môi trường, tỷ lệ dân số đô thị phải chịu ô nhiễm không khí đã giảm dần, đặc biệt là tại 7 thành phố lớn. Không gian xanh trong các khu đô thị đã tăng lên. Năm 2011, không gian xanh trên đầu người ở các khu đô thị Hàn Quốc đạt 7,95m2/người, tăng 19,6% so với năm 2007 và trong năm 2017, không gian xanh trên đầu người ở các khu đô thịđã đạt trên 10m2/người.
Xu hướng tiêu thụ năng lượng vẫn ổn định so với trước khi có thuế nhưng tiêu thụ năng lượng trong gia đình ở Hàn Quốc lại rất thấp, ở dưới mức trung bình của OECD (chỉ khoảng 0,76 TOE/ngày/người).
Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc, nhiều chỉ tiêu liên quan đến thực hiện lối sống xanh, ví dụ như việc chuyển hướng sang dùng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường ngày càng tăng, hoặc số
lượng các sản phẩm đạt giấy chứng nhận về môi trường và sản phẩm với nhãn các- bon ngày càng phát triển.
Việc ban hành chính sách thuế đối với nhiên liệu hóa thạch đã giúp Hàn Quốc hạn chế tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch, giảm sự phụ thuộc vào các hoạt
động nhập khẩu tài nguyên, qua đó giảm lượng phát thải các loại khí gây ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các thành phố
lớn ở Hàn Quốc.
Một số vấn đề tồn tại
Trong số các loại thuế trên, thuế năng lượng của Hàn Quốc mang lại nguồn thu cao hơn, đặc biệt là thuế năng lượng đối với khu vực dân cư có xu hướng luỹ
thoái tuỳ theo mức thu nhập. Do đó, thuế năng lượng của Hàn Quốc được cho là có mức công bằng thấp.
63
Các loại thuế hướng tới nền kinh tế xanh của Hàn Quốc khá phức tạp, đặc biệt là thuế năng lượng. Điều này bắt nguồn từ khái niệm “xanh” trong kinh tế bị bỏ
qua, hay nói cách khác, đó là sự lựa chọn tiếp nối cho sự phát triển thị trường theo
định hướng ưu tiên kinh tế hơn môi trường.
Mặc dù đã thực hiện nhiều chính sách thuế nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, tuy nhiên, Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu, việc tiêu thụ năng lượng và tăng khí thải nhà kính vẫn còn tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế.
Hàn Quốc là một quốc gia có tốc độ đô thị hoá cao, nhưng trong các chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc lại không có chỉ tiêu cụ thể, cũng như không có mục tiêu quốc gia để giảm tổng số năng lượng tiêu thụ và khí thải nhà kính được tạo ra bởi các khu đô thị.
Bài học rút ra
Để đạt mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh, điều quan trọng của một quốc gia cần làm là xác định rõ các mục tiêu của kinh tế xanh, và các mục tiêu
đưa ra cần có chỉ tiêu cụ thể, để có thể đo lường, đánh giá thành quả đạt được của các chính sách. Cần tạo ra sự liên kết giữa chiến lược tăng trưởng xanh với các mục tiêu trung hạn của đất nước.
Các chính sách thuế áp dụng cần phải đơn giản, dễ hiểu, từ đó mới dễ
dàng áp dụng và đo lường.