Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy các khoản tài chính xanh từ
công cụ tài chính xanh đóng vai trò tích cực trong việc giúp các quốc gia phát triển tái cơ cấu nền kinh tế, kích thích các lĩnh vực thân thiện môi trường. Với việc áp dụng các công cụ tài chính xanh, gồm cho vay xanh, giảm lãi suất xanh, quỹ đầu tư xanh… để phát triển ngành bảo tồn năng lượng. Trong giai đoạn 2014-2019, quy mô tín dụng xanh toàn cầu đã tăng từ 15,8 tỷ USD trong năm 2014 lên 178
80
tỷ USD trong năm 2019. Trong đó, tín dụng xanh tại khu vực các nước mới nổi và
đang phát triển tăng trưởng mạnh mẽ nhất.
a. Kinh nghiệm Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là một trong các quốc gia đã có thay đổi đáng kể về mặt chính sách đối với thúc đẩy tín dụng xanh. Ngân hàng Trung Quốc đã hợp tác với UNEP để xây dựng các chính sách phát triển ngân hàng xanh, coi đây là định chế chủ chốt trong việc điều hành hoạt động phát triển tín dụng xanh.
Từ năm 2007, hướng dẫn về cho vay đối với những doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải đã được Uỷ ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc ban hành, khuyến khích các tổ chức tài chính phân tích rủi ro môi trường, bao gồm cả
kiểm tra sức chịu đựng môi trường, NHTM được phép thu hồi những khoản tín dụng đã cấp trước đó nếu doanh nghiệp không chú trọng hoặc bỏ quả những quy
định về môi trường. Nhờ đó, chính sách tín dụng xanh tại Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu như thay đổi cơ cấu tín dụng ngân hàng, giảm lượng vốn tài trợ tín dụng đối với các dự án tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường, mức tăng trưởng nguồn vốn cung cấp cho các dự án thân thiện môi trường tăng, đạt mức giải ngân 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2017, chiếm gần 10% tổng dư nợ của 21 ngân hàng hàng đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn trong phát triển và sử dụng tín dụng xanh như: việc hoàn thiện khung pháp lý, giảm thiểu sự chồng chéo về quản lý nhà nước và đồng bộ hoá chính sách phát triển tài chính xanh với các chính sách phát triển khác; thiếu hệ thống đánh giá về
ô nhiễm môi trường, rủi ro môi trường để làm cơ sở cho các ngân hàng phân loại dự án.
b. Kinh nghiệm Hàn Quốc
Kể từ năm 2010, Hàn Quốc luôn chú trọng đến nền kinh tế xanh, xây dựng hệ thống tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, đặc biệt phát triển tín dụng xanh
được coi là mục tiêu trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm hướng tới nền kinh tế xanh.
81
Để thay đổi cơ cấu tiêu dùng và đưa ý tưởng xanh vào trong cộng đồng, Hàn Quốc đã phát hành “thẻ tín dụng xanh”. Theo đó, người dân có thể dễ dàng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi tiêu. Khi sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thì người tiêu dùng nhận được điểm thưởng và
điểm thưởng này có thể được quy đổi ra tiền mặt hoặc dùng để giảm giá các hóa
đơn mua hàng.
Trong hệ thống tài chính xanh, các ngân hàng thương mại Hàn Quốc vẫn
đóng vai trò quan trọng. Tín dụng xanh của Hàn Quốc được thực hiện thông qua ba hình thức: cho vay trực tiếp, cho vay lại và chương trình tiền gửi xanh.
Đối với hình thức cho vay trực tiếp, chính phủ hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại để cung cấp các khoản vay xanh. Còn đối với hình thức cho vay lại thì chính phủ hỗ trợ cho Tập đoàn tài chính Hàn Quốc, sau đó, Tập đoàn tài chính này cung cấp các khoản vay cho các ngân hàng thương mại để thực hiện các khoản vay xanh.
Để có thể nhận các khoản vay xanh, doanh nghiệp thực hiện dự án xanh cần phải được bảo lãnh tín dụng do tính rủi ro của tín dụng xanh khá cao cũng như thời gian thực hiện dài hạn. Bảo lãnh tín dụng có thể được cấp bởi các tổ chức công (Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc và Quỹ bảo lãnh công nghệ Hàn Quốc); các tổ
82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tài nguyên – môi trường là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị và đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài trong quá trình hướng tới nền kinh tế xanh. Chính sách tài chính có vai trò quan trọng trong tiến trình hướng tới nền kinh tế xanh, và được các nước triển khai khá đa dạng: (i) Các chính sách nhằm hạn chế hành vi gây tác hại cho môi trường (thuế, phí) như
thuế các-bon, thuế năng lượng, thuế xe cơi giới, thuế khí thải…; (ii) Chính sách tài chính nhằm khuyến khích hỗ trợ các hành vi tốt, thân thiện với môi trường như ưu
đãi thuế TNDN, hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, tăng chi ngân sách cho các mục đích nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, các quốc gia có xu thế ngày càng ưu tiên sử dụng các công cụ thị
trường để đạt mục tiêu phát thải khí nhà kính, bảo đảm hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững như hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon, tín dụng xanh, trái phiếu xanh được xem như là các công cụ vượt trội có thể thay thế cho các chính sách chống biến đổi khí hậu truyền thống nhằm đạt được lợi ích hiệu quả về mặt chi phí, tính hiệu quả của BVMT.
83
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM