Phát triển tín dụng xanh với vai trò trọng tâm là chính phủ và các định chế
tài chính lớn
Chính phủ và các định chế tài chính lớn làm trọng tâm để lan tỏa xu hướng phát triển tín dụng xanh, hỗ trợ nguồn lực tài chính nhằm hướng tới nền kinh tế xanh. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, việc lập ra tổ chức bảo lãnh tín dụng phi lợi nhuận (Tổng công ty Công nghệ tài chính – KOTEC) đã góp phần đẩy mạnh tín dụng xanh tại Hàn Quốc. Tổ chức này hoạt động như một quỹ bảo lãnh tín dụng, giải quyết các vấn đề thiếu hụt nguồn tài chính do hạn chế về tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp khi vay vốn tại ngân hàng thương mại. Ngoài ra, KOTEC là tổ chức tài chính duy nhất cấp giấy xanh cho các doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức về môi trường cho toàn xã hội
Để chuẩn bị cho phát triển trái phiếu xanh, Trung Quốc đã có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về môi trường. Môi trường trở thành một trong những vấn đề được quan tâm tại Trung Quốc, cụ thể, Trung Quốc thành lập tòa án môi trường quốc gia, ban hành các chế tài đối với các công ty vi phạm môi trường. Từ đó, tạo động lực giúp các chủ thể của nền kinh tế quan tâm đến yếu tố xanh trong việc lựa chọn đầu tư, các nhà đầu tư sẽ xem xét trái phiếu xanh như là một lựa chọn phù hợp đểđa dạng hóa danh mục đầu tư.
Coi trọng chính sách phát triển thị trường tài chính nhằm tạo điều kiện cho
việc thu hút các nguồn vốn nhằm hướng tới nền kinh tế xanh
Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, việc chuyển đổi hướng tới nền kinh tế xanh có vai trò quan trọng của chính sách tài chính. Vì vậy, việc phát triển thị trường tài chính nhất là thị trường vốn sẽ giúp giải quyết nhu cầu về vốn nhằm đầu
131
tư giải quyết những rủi ro môi trường nhưng vẫn tạo ra giá trị kinh tế lâu dài thông qua các giải pháp tài chính hiện có cũng như phát triển các công cụ thị trường tài chính như trái phiếu xanh, tín dụng xanh và thị trường giao dịch chứng chỉ các-bon.
Khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch và có thể dựđoán
Việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch và có thể dự đoán được là rất quan trọng cho việc áp dụng một cơ chế, chính sách mới nhằm không gây sốc cho thị trường, không gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện và không làm chậm trễ trong việc thực thi các biện pháp giảm nhẹ. Xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng minh bạch, không làm xói mòn lòng tin của người dân, của cộng đồng vào Chính phủ và vào hệ thống pháp luật của nhà nước.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, kể từ tháng 7/2007, Bộ Bảo vệ môi
trường, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã cho ra đời Chính sách tín dụng xanh. Với chính sách này, các công ty buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ môi trường. Ngân hàng từ chối cho vay đối với những nhà máy, xí nghiệp không đủ tiêu chuẩn hoặc vi phạm các quy định về vệ sinh môi trường. Thậm chí, nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng công tác bảo vệ môi trường thì ngân hàng còn được phép thu hồi những khoản tín dụng đã cấp (Aizawa, 2011).
Với nỗ lực thúc đẩy tài chính xanh, tín dụng xanh của Trung Quốc đã tăng đáng kể, từ mức 341 tỷ NDT năm 2007 lên 7,59 nghìn tỷ NDT năm 2014. Tuy nhiên, việc thực hiện Chính sách tín dụng xanh của Trung Quốc được đánh giá là không gặp nhiều thuận lợi và cũng không được thực hiện đầy đủ (Zhang, B&Yang, Y&Bi, 2011), với nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc gặp khó khăn trong việc phân loại dự án.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, để phát triển trái phiếu xanh, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã ban hành Chỉ thị về trái phiếu tài chính xanh, trong đó quy định các nội dung từ khái niệm, danh mục của trái phiếu xanh, các chủ thể được phép phát hành trái phiếu xanh. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng ban hành các
132
tiêu chuẩn cho các dự án, ngành, lĩnh vực để xem xét tài trợ bằng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu xanh.
Ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, để phát triển trái phiếu xanh, Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu xanh. Ví dụ như Trung Quốc chấp thuận cho các định chế tài chính sử dụng trái phiếu xanh làm công cụđảm bảo để được hưởng các khoản vay lãi suất thấp từ ngân hàng trung ương. Đối với các doanh nghiệp, quá trình phát hành được đơn giản hóa, các công ty được phép phát hành riêng lẻ hoặc tổng hợp đối với một số dự án nhất định.
Khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu xanh ra nước ngoài
Thị trường trái phiếu xanh của Trung Quốc phát triển được còn nhờ trái phiếu xanh Trung Quốc được phép giao dịch trên thị trường chứng khoán quốc tế và thị trường tài chính trong nước. Trong năm 2016, Trung Quốc đã giao dịch trái phiếu xanh trên thị trường nước ngoài bằng 3 loại đồng tiền là USD, EUR và RMB, chiếm 27% tổng lượng trái phiếu xanh của Trung Quốc.