a. Tín dụng xanh
Để triển khai theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014
99
– 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Cùng với đó Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản để thực hiện Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định số 1552/QĐ- NHNN ngày 06/08/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Ngân hàng NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hoá hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ những dự án thân thiện với môi trường. Theo đó, Ngân hàng nhà nước được giao phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ số 47 tại Quyết định 2053/QĐ-TTg: “Đẩy nhanh việc áp dụng các công cụ tài chính như chương trình tín dụng xanh, trái phiếu xanh, quỹđầu tư xanh và theo đó có bộ tiêu chí về dự án xanh”. Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của TTCP phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh.
b. Trái phiếu xanh
Các văn bản pháp lý về trái phiếu xanh đã được ban hành như: Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên TTCK, trong đó có nội dung về việc phát hành TPCP xanh; Nghịđịnh 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, trong đó bao gồm các quy định về việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh; Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh theo thông lệ quốc tế. Theo đó, việc phát hành trái phiếu xanh về cơ bản phải tuân thủ các quy định phát hành trái phiếu thông thường và bổ sung một sốđiều kiện theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay trái phiếu xanh mới được phát hành thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu theo Đề án phát hành thí điểm trái phiếu xanh của chính quyền địa phương trong chương trình hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà
100
nước với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) được Bộ Tài chính phê duyệt năm 2016. Trái phiếu được phát hành dưới dạng trái phiếu chính quyền địa phương, kỳ hạn từ 3 - 5 năm. Theo thống kê sơ bộ, TP. Hồ Chí Minh đã phát hành 3.000 tỷđồng trái phiếu cho 34 dự án, trong đó lập danh mục 11 dự án xanh dựa trên “Danh mục dự án xanh” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành; Bà Rịa - Vũng Tàu phát hành 500 tỷđồng trái phiếu xanh với kỳ hạn 5 năm cho 8 dự án. Đây đều là các dự án phục vụ phát triển bền vững tại địa phương. Đợt 2 diễn ra vào năm 2017, huy động được 2.000 tỉđồng cho bảy dự án xanh được chọn lọc.
c. Thị trường tín chỉ các-bon
Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện Nghị định thư Tokyo của Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu. Sau hơn 10 năm thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định, tạo chuyển biến trong việc thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường trao đổi tín chỉ các-bon cho các dự án đầu tư theo CDM với công nghệ mới, thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định; qua đó, góp phần quan trọng trong thực thi cam kết của Việt Nam theo Nghị định thư Kyoto.
Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM trên cơ sở tự nguyện. Trên cơ sở đó, tại Quyết định cũng quy định rõ CERs thu được từ hoạt động của dự án CDM thuộc sở hữu của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án. Nhà đầu tư có toàn quyền quyết định về việc bán hoặc chuyển CERs về nước để thực hiện cam kết giảm phát thải. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có toàn quyền lựa chọn quyết định thời điểm bán, chuyển CER và giá bán CER. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, thông qua việc quy định các biện pháp ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chính sách khấu hao nhanh, trợ giá… cũng như cung cấp thông tin cần thiết.