Sự thể hiện nhân vật hoàng đế và những lựa chọn ngôn từ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ XV (Trang 133)

6. Cấu trúc của luận án

4.2. Sự thể hiện nhân vật hoàng đế và những lựa chọn ngôn từ

4.2.1. Hệ thống ngôn từ bộc lộ khẩu khí của đế vương

Các hoàng đế Trung Hoa xem mình là thiên tử - con trời. Họ cho rằng chỉ duy nhất ở Trung Hoa là có thiên tử. Trong quan niệm của các hoàng đế Trung Hoa, Đại Việt chỉ là một thuộc quốc, và họ sẵn sàng đem quân đi chinh phạt. Vì thế, ngay từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã ý thức khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc. Bài thơ Nam quốc sơn hà - (trước đây) được coi là của Lý Thường Kiệt - khẳng định mạnh mẽ, đanh thép vấn đề quan trọng, thiêng liêng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Có thể thấy từ những buổi đầu, anh hùng hào kiệt nước ta đã luôn khẳng định vị thế dân tộc sánh ngang với phương Bắc. Tiếp nối giọng điệu hào hùng đó, các hoàng đế Lý - Trần qua thơ văn cũng đã thể hiện mạnh mẽ khẩu khí của bậc đế vương phương Nam.

Để tranh đoạt và bảo vệ quyền lực, các vương triều sẵn sàng thanh trừng hay trấn áp thẳng tay, thậm chí tàn bạo với các thế lực chống đối. Năm 1039, sau khi cầm quân đánh dẹp Nùng Tôn Phúc, hoàng đế Lý Thái Tông đã viết chiếu với những lời lẽ mang đầy khí phách bậc đế vương: “Trẫm từ khi làm vua đến giờ, tướng văn tướng võ cùng các bề tôi, không có người nào dám thiếu đại tiết; phương xa cõi lánh, không đâu không thần phục, mà bọn họ Nùng cũng đời đời giữ yên bờ cõi thường nộp thổ cống. Nay Tồn Phúc tự tôn càn rỡ, tiếm vị hiệu, ra mệnh lệnh, tụ họp quân ong bọ, làm hại nhân dân biên thuỳ. Trẫm phụng mệnh trời đi đánh” [97; 182]. Có thể thấy hoàng đế Lý Thái Tông đã có những lời tuyên bố hào hùng, đanh thép khẳng định vai trò của đế vương là “thi hành mệnh trời trách phạt”.

Tuy nhiên có thể thấy qua Bình Nùng Chiếu của Lý Thái Tông phần nào đó còn hạn chế về tư tưởng. Bởi lẽ qua lời văn, hoàng đế này đã có phần nào giống khẩu khí của các bậc đế vương phương Bắc khi đã quá đề cao vai trò của mình mà xem các dân tộc khác là man di, mọi rợ. Yếu tố thiên mệnh qua phát ngôn của hoàng đế đã đưa quốc gia Đại Việt trở nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Mặt khác, tình yêu tổ quốc, ý thức độc lập tự chủ của các hoàng đế Đại Việt đã thể hiện rõ nét qua các bài chiếu. Những ngôn từ rắn rỏi của bậc đế vương đã thể hiện trí

tuệ, khí phách, đúc kết thành triết lí sống và hành động.

Năm 1119, hoàng đế Lý Nhân Tông đem quân đi đánh động Ma - Sa. Trước khi ra trận, ông đã xuống chiếu: “Trẫm nối nghiệp một Tổ hai Tông thống trị nhân dân; coi dân chúng trong bốn biển đều như con cả, cho nên cõi xa cúng mến lòng nhân mà quy phụ, phương khác cũng mộ đức nghĩa mà lại chầu… nay kẻ tù trưởng ngu hèn ấy lại phụ ước của ông cha, quên việc cống hiến hàng năm, thiếu lệ thường của điển cũ. Trẫm vẫn nghĩ mãi, việc không dừng được, nay trẫm định tự làm tướng đi đánh” [97; 212]. Ngôn từ lời chiếu đã bộc lộ khẩu khí của bậc đế vương trong việc khẳng định vị thế của quốc gia trung tâm.

Khẩu khí của đế vương không chỉ là những tuyên bố hào hùng, đanh thép khẳng định vị thế mà còn là tinh thần trách nhiệm với quốc gia, dân tộc. Năm 1207, vua Lý Cao Tông ban Chiếu Hối lỗi sau khi thấy đất nước rơi vào cảnh loạn lạc: “Nay trẫm sẽ sửa đổi lỗi lầm, cùng trăm họ bắt đầu canh tân. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại” [209; 538]. Sự kiện này không được Đại Việt sử kí toàn thư chép lại song đã được các nhà nghiên cứu sưu tầm và bổ sung vào kho tàng văn học dân tộc.

Đinh Gia Khánh nhận xét: “Ở Trung Quốc, nơi nhà vua tự coi là “con trời”. Đã là “con trời” thì làm sao lại có thể là anh em của nhân dân. Ở nước ta các triều đại cũng mô phỏng thiết chế của Nhà nước phong kiến Trung Hoa nhưng quan niệm về “con trời” không thể thống trị một cách tuyệt đối trong xã hội nước ta được” [209; 68]. Ở nước ta, chế độ quân chủ từ thời Trần đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong việc trị nước. Cụ thể là quan điểm trị nước “dân vi bản”. Mạnh Tử từng nói: “Dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi”. Câu nói này đã khẳng định vị trí của dân trong sự vận hành xã hội của hoàng đế. Trên thực tế từ thời nhà Lý, mặc dù Lý Công Uẩn chịu sự chi phối của Phật giáo nhưng cũng đã đề cao tinh thần thân dân qua Chiếu dời đô. Ông đưa ra những dẫn chứng lịch sử các hoàng đế từ nhà Thương đến nhà Chu của Trung Hoa dời đô “há phải là các vua đời tam đại ấy theo ý riêng mà tự dời đô bậy đâu, là vì mưu chọn chỗ ở chính giữa làm kế cho con cháu ức muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo lòng dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi” [97; 160]. Kết thúc bài chiếu Lý Công Uẩn viết: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà đóng đô, các khanh nghĩ thế nào?” [97; 160]. Lý Công Uẩn đã không

dùng sức mạnh của thiên tử để tự quyết mọi việc mà có sự cân nhắc để “trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân”. Đây là ngôn ngữ mang tính đối thoại, các hoàng đế muốn được trao đổi, lắng nghe ý kiến nhân dân. Đó không phải là mệnh lệnh một chiều mà thể hiện tinh thần thân dân sâu sắc.

Qua các bài chiếu, chế, biểu… các hoàng đế tự biểu hiện mình bằng một giọng điệu khí phách của đế vương. Tuy nhiên, hình ảnh các hoàng đế hiện lên không nặng tính chuyên chế mà rất thân dân, trọng dân gần gũi với nhân dân. Các hoàng đế qua các phát ngôn đã thể hiện khí phách của một thiên tử nhưng mục đích chính nhằm phục vụ công cuộc đối nội, khẳng định quyền lực thống trị của hoàng đế.

Lê Lợi có nguồn gốc xuất thân bình thường và sống nơi “hoang dã”. Nhưng trước tình thế đất nước nguy nan, người anh hùng ấy đã nung nấu ý chí căm hờn, tập hợp nghĩa binh đánh đuổi quân Minh: “Ta đây:/ Núi Lam Sơn dấy nghĩa,/ Chốn hoang dã nương mình,/ Ngẫm thù lớn há đội trời chung,/ Căm giặc nước thề không cùng sống.” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) [126; 67]. Cách xưng hô “ta đây” đã cho thấy khẩu khí anh hùng, oai phong không tỏ ra một chút mảy may khiếp sợ. Lê Lợi có nguồn gốc xuất thân núi Lam Sơn “nơi hoang dã” - một đặc điểm chung của những anh hùng đế vương khởi nghiệp mà sau này văn chương tìm thấy ở hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ: “Mà nay áo vải, cờ đào/ Giúp dân dựng nước biết bao công trình” (Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân).

4.2.2. H thng ngôn t th hin nhãn quan chính tr

Văn học giai đoạn này tập trung miêu tả về nhân vật hoàng đế nên hệ thống ngôn ngữ thể hiện diễn ngôn về hoàng đế xuất hiện rất phổ biến. Do là nhân vật chính trị nên khi miêu tả hoàng đế, các tác giả thường vận dụng hệ thống ngôn ngữ gắn liền với các quan điểm về chính trị. Hệ thống ngôn từ thể hiện nhãn quan về chính trị của hoàng đế cũng được thể hiện qua hai hình thức: cái tôi tự biểu hiện và khách thể phản ánh.

Ở hình thức cái tôi tự biểu hiện, các hoàng đế để khẳng định vị thế, bảo vệ ngai vàng đã không ngừng diễn ngôn về mình qua các khái niệm: thiên tử, mệnh trời, thiên mệnh… Các khái niệm này xuất hiện xuyên suốt trong văn học giai đoạn này hầu hết trong các thể loại: “Lòng vì thiên hạ những sơ âu,/ Thay việc trời, dám trễ đâu.” (Tự thuật – Lê Thánh Tông) [127; 59]. Các hoàng đế mượn đức tin của

dân vào các lực lương thần, thiêng để diễn ngôn về chính trị. Diễn ngôn của họ khẳng định bản thân chính là đại diện tiêu biểu nhất được trời lựa chọn và xứng đáng với vị thế đứng đầu quốc gia. Bên cạnh diễn ngôn chính trị về nguồn gốc “thiên”, các hoàng đế phải tạo dựng hình ảnh đế vương đầy uy lực và có khả năng thuyết phục được thiên hạ. Đó là việc vận dụng nghệ thuật ngôn từ để xây dựng niềm tin, sự tôn sùng, ngưỡng vọng từ thần dân trăm họ. Để thu phục được lòng dân, các hoàng đế không ngừng diễn ngôn về tinh thần thương dân, trọng dân. Điều đó thể hiện qua các ngôn từ trong thơ văn. Hình ảnh nông dân hiện lên là: dân lành, thương sinh và trách nhiệm của hoàng đế là nuôi dân, điếu dân “Miếu đường có thuở vang lừng tiếng/ Giúp được dân làng kẻo nắng nôi.” (Con cóc – Lê Thánh Tông) [127; 612].

Ở hình thức khách thể được phản ánh, các nhà nho, thiền sư ra sức diễn ngôn về hoàng đế qua các khái niệm: minh quân, thánh quân, ơn chúa, thánh chúa… “Thuỷ chung mỗ vật đều nhờ chúa,/ Động tĩnh nào ai chẳng bởi thầy.” (Mạn thuật

– Bài 3 – Nguyễn Trãi) [126; 101]. Bảo vệ vương quyền cũng chính là bảo vệ lợi ích của cá nhân, giai cấp cộng với tư tưởng trung quân, ái quốc, các tác giả không ngừng nhấn mạnh về con đường đức trị của hoàng đế. Thơ văn xuất hiện rất nhiều những ngôn từ biểu đạt quan niệm về đức của hoàng đế: bố đức, hợp đức, sửa đức, nhân nghĩa… “Nhân phong ô biến quần phương tục,/ Hiếu trị quang thuỳ vạn cổ

danh.” (Lấy đức nhân biến hoá phong tục khắp nơi cho thuần phục,/ Có lòng hiếu cao quý để tiếng ở muôn đời.) (Thân Nhân Trung vâng hoạ) [127; 489]. Đặc biệt, nhân nghĩa được xem là từ khoá xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm. Nhất là các sáng tác trong văn học thời Lê sơ. Nhận thức được chiến thắng trước quân Minh là nhờ vào nhân nghĩa của bậc thánh chúa, các tác giả không ngừng nhắc đến nhân nghĩa trong các sáng tác.

Từ thời Lê sơ, khái niệm dân như nước, vua như thuyền được thường xuyên nhắc lại để nhắc nhở hoàng đế tinh thần trọng dân: “Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ;/ Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.” (Lật thuyền mới rõ dân như nước;/ Cậy hiểm khôn xoay ở mệnh trời.) (Quan hải – Nguyễn Trãi) [205; 280].

Ngôn từ đã được các tác giả vận dụng khéo léo để tạo nên tính hệ thống trong việc thực hiện những diễn ngôn về các quan điểm trị nước của hoàng đế. Từ đó góp phần thể hiện những đặc điểm của hoàng đế trong văn học giai đoạn này.

4.2.3. Hệ thống ngôn từ thể hiện quan niệm thẩm mĩ

Dùng điển là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học trung đại. Nhất là đối với thơ ca, thể loại coi trọng tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại, dung lượng vừa phải, việc dụng điển càng trở nên quan trọng bởi khả năng kiêm nhiệm cả hai việc biểu ý và biểu cảm của chúng. Trong việc hướng đến xây dựng nhân vật hoàng đế, các đối tượng sáng tác có những phương thức dùng điển khác nhau để thể truyền tải những quan niệm thẩm mĩ.

Chịu sự chi phối của tư tưởng Phật giáo, trong sáng tác của các hoàng đế Lý – Trần xuất hiện nhiều điển cố trong kinh, luật nhà Phật. Điển tích Phật giáo là những từ ngữ được trình bày ngắn gọn, hàm súc trích dẫn về nhân vật lịch sử, địa danh, quan điểm thuộc phạm trù Phật giáo. Các điển cố Phật giáo đã phản ánh được tình thần giáo lý, bằng cảm quan Phật giáo sâu sắc của các hoàng đế. Các hoàng đế khi sáng tác các tác phẩm mang cảm quan Phật giáo thường nhắc đến điển tích về các danh hiệu của các tổ sư đắc đạo: “Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng

Thích Ca;/ Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di Lc.” (Cư trần lạc

đạo phú – Trần Nhân Tông) [143; 376]. Các hoàng đế mượn điển tích về các tổ sư để nhắc nhở tấm gương sáng cho hậu thế dày công tu hành đắc đạo.

Khi nói nhấn mạnh quan niệm về sự vô thường của kiếp người, các hoàng đế đã sử dụng các điển cố về tứ sơn. Thân do tứ đại mà thành, không có gì là tồn tại vĩnh viễn: “Tứ sơn giả, sinh lão bệnh tử dã. Kim tự tứ sơn chi tự, dĩ di quyết hậu.” (Bốn núi là đó là sinh, già, bệnh chết. Nay xin trình bày tư tự bốn núi để lưu lại cho đời sau.” (Phổ thuyết tứsơn – Trần Thái Tông) [211; 42]. Trong quá trình sáng tác để truyền tải các triết lí nhà Phật, các hoàng đế luôn sử dụng các điển cố về những tấm gương những tổ sư đắc đạo: Phật tổ Như Lai, Di Lặc…, các địa danh gắn liền với thánh tích nhà Phật: Hoàng Mai, Tào Khê, Thiếu Thất… Việc sử dụng nhuần nhuyễn các điển tích liên quan đến nhà Phật giúp các hoàng đế dễ dàng truyền tải những thông điệp giáo huấn. Từ đó những tác phẩm này không chỉ có những giá trị về mặt nội dung mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật.

Khi Nho giáo phát triển, các hoàng đế tích cực dùng điển cố từ Trung Hoa để gửi gắm vào thơ văn những ngụ ý, khát vọng về đế vương: “Nhân gian kiệm tố Hán Văn Đế,/ Thiên hạ anh hùng Đường Thái Tông.” (Trong dân cần kiệm chất phát như Hán Văn Đế,/ Với thiên hạ là bậc anh hùng như Đường Thái Tông.) (Mai

– Trần Nhân Tông) [143; 344]. Hoàng đế triều Trần mượn hình ảnh các hoàng đế Trung Hoa để làm tấm gương trong sự nghiệp trị vì.

Điển được các hoàng đế vận dụng khéo léo trong nhiều tình huống để mang lại hiệu quả, đáp ứng tối ưu mục đích thẩm mỹ. Trong lịch sử, triều Trần không chỉ chống quân Nguyên Mông xâm lược mà còn không ngừng đối phó với các thế lực Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp luôn gây rối loạn nơi biên ải. Ý thức về trách nhiệm trước sự tồn vong của đất nước, các hoàng đế triều Trần tích cực nhập thế để bảo vệ giang sơn xã tắc. Đặc biệt tinh thần nhập thế được thể hiện rõ nét trong thơ văn Trần Nhân Tông. Một số bài thơ của ông mang tính chiến đấu ngập tràn lòng yêu nước, lồng lộng hào khí Đông A. Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông tiến hành cuộc xâm lăng Đại Việt lần thứ hai. Giặc đến như lũ tràn bờ, thế nước mong manh nghìn cân treo sợi tóc. Để kịp thời trấn an lòng quân, Trần Nhân Tông dùng tài năng thi sĩ viết lên thuyền hai câu thơ bất hủ:“Cối Kê cựu sự quân tu ký,/ Hoan, Ái do tồn thập vạn binh.” (Việc cũ ở Cối Kê ngươi nên nhớ,/ Châu Hoan, Châu Ái đang còn hàng chục vạn quân.) (Quân tu kí – Trần Nhân Tông) [211; 482]. Trần Nhân Tông nhắc lại điển tích từ sử liệu Trung Hoa về quân của Việt Vương Câu Tiễn ngỡ đã bị tiêu diệt trước sức mạnh của quân Ngô nhưng cuối cùng đã hợp sức giành thắng lợi. Trong lúc lòng quân dao động, Trần Nhân Tông nhắc lại tích thời Chiến Quốc để cổ vũ tinh thần, ổn định lòng quân, nung nấu ý chí cùng chung tay giết giặc. Hào khí Đông A đã tạo nên sức mạnh dẹp tan những kẻ thù hung bạo. Để có được những chiến thắng vẻ vang đó, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng và sẵn sàng đánh đổi biết bao xương máu trên trận địa. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự lãnh đạo tài tình của các hoàng đế Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông. Họ đã viết nên những trang sử chói lọi, hào hùng cho dân tộc.

Ngoài ra, điển còn là phương tiện để các hoàng đế thể hiện tài năng trong đối đáp, tiễn tặng các sứ thần. Hoàng đế Trần Minh Tông tinh tế khi sử dụng các điển cố từ sử liệu Trung Hoa để làm thơ tặng cho sứ thần phương Bắc: “Cửu đỉnh điện

an nhược Thái san./ Thời dương thời vũ chướng yên hàn./ Phổ thiên ngọc bạch quy Nghiêu Thuấn,/ Tịốc huyền ca học Khổng Nhan./ Đồng trụ bất tu lao Mã Viện,/ Bồ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ XV (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)