6. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài. Một số tài liệu nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố chính và được dùng làm tài liệu cho nghiên cứu này.
Tài liệu “Analyzing Banking Risk: A framework for assessing corporate governance and risk management” (tạm dịch là “Phân tích rủi ro ngân hàng: Mô hình đánh giá quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro”) của hai tác giả Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (2009) do Ngân hàng Thế giới phát hành đã nhấn mạnh vai trò quản trị rủi ro tín dụng là trọng tâm trong sự tồn tại của hầu hết
31
các ngân hàng lớn. Hai tác giả nhận định để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng phải xem xét ở 4 yếu tố, đó là:
- Chính sách tín dụng có được trình bày chi tiết trong các văn bản hướng dẫn nội bộ hay không?
- Quy trình cấp tín dụng có được xây dựng đầy đủ và chặt chẽ hay không? - Nhân viên tín dụng có đầy đủ năng lực và tuân thủ các quy định, hướng dẫn về quy trình và chính sách tín dụng hay không?
- Thông tin tín dụng sử dụng trong quá trình cấp tín dụng có kịp thời, chính xác và đầy đủ hay không?
Riêng đối với nghiên cứu này, dựa và các mô hình nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ và cơ sở lý luận, tác giả thực hiện tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là lãnh đạo của Vietcombank và sự hướng dẫn nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng, kết hợp với kết quả nghiên cứu và các cơ sở lý luận trước đây. Kết quả là, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank bao gồm:
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài ngân hàng
- Sự biến động của nền kinh tế
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động thương mại của ngân hàng và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển, nhu cầu của người dân tăng lên cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng có nhiều cơ hội để thỏa mãn những nhu cầu đó nhiều hơn và hệ quả tất yêu là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và phát triển. Bên cạnh đó, lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đáng kể đến nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ nợ xấu của năm trước và mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng mạnh lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Một ngân hàng có mức nợ xấu cao hiện tại sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao trong năm tiếp theo, tăng trưởng tín dụng cao chưa làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà sẽ có một độ trễ sau một năm. Ngân hàng dành ít nỗ lực để đảm bảo chất lượng khoản vay sẽ có chi phí hoạt động thấp, đồng thời cũng dẫn đến nợ xấu cao hơn.
32
Quy mô có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu, ngân hàng lớn thường mạo hiểm hơn trong việc cho vay, nợ xấu sẽ cao hơn. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tác động tích cực lên nợ xấu, ngân hàng chấp nhận rủi ro cao khả năng dẫn đến nợ xấu cao.
- Hệ thống pháp lý
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở pháp lý cho ngân hàng thương mại hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù trong nước hay nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không một nền kinh tế ổn định, phát triển lâu dài lành mạnh. Luật pháp tác động trực tiếp đến hoạt động của mỗi ngân hàng trong nền kinh tế. Các thể chế chính trị, pháp luật rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơ sở để đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các ngân hàng thương mại nói chung cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả. Chẳng hạn, tác động của chính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của Ngân hàng trung ương và tuân thủ các qui định của luật Ngân hàng hay các chính sách của Nhà nước về lãi suất cho vay, có mức độ tín dụng, về chính sách quy định rủi ro, bảo hiểm tài sản.
- Hoạt động thanh tra, quản lý của Ngân hàng Nhà nước
NHTW đảm nhiệm 3 chức năng chính như sau: Một là, thi hành chính sách tiền tệ bằng cách tác động lên hoạt động của các ngân hàng từ đó tác động lên lượng cung của tiền; Hai là, thanh toán séc, nghĩa là chuyển tiền giữa các ngân hàng để thanh toán các yêu cầu phát sinh bởi một ngân hàng khác hay từ tài khoản khách hàng của một ngân hàng khác; Ba là, thực hiện các chức năng quản lý bằng cách đặt ra các quy định pháp quy về hoạt động của các ngân hàng thương mại (Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt, 2009). Như xem xét yếu tố hoạt động thanh tra, quản lý của Ngân hàng Nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ nói riêng.
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM trong KD luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động KD trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng (KH), tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
33
Như vậy, xem xét sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ nói riêng.
1.2.3.2.Các nhân tố thuộc về ngân hàng
Các nhân tố thuộc về ngân hàng bao gồm: chính sách tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng bán lẻ, tổ chức quản trị tín dụng và rủi ro tín dụng bán lẻ, quy trình cho vay và chất lượng thẩm định cho vay vốn, cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng. Các nhân tố cụ thể như sau:
- Nguồn nhân lực
Đây là nhân tố rất quan trọng và quyết định các nhân tố khác trong hoạt động quản trị RRTDBL. Nguồn nhân lực mà đặc biệt là lãnh đạo cấp cao có trình độ học vấn và chuyên môn vững vàng sẽ đưa ra các định hướng, chiến lược và mục tiêu hoạt động hiện đại, tiên tiến và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành sẽ hấp thụ và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của ngân hàng.
- Công nghệ
Công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản trị RRTDBL bởi đây là công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp đánh giá, đo lường, dự báo RRTDBL. Một ngân hàng có nền tảng công nghệ yếu kém, lạc hậu sẽ ảnh hưởng lớn và làm trì trệ hoạt động của Ngân hàng. Một khi hệ thống máy tính và các trang thiết bị cũ, lỗi thời; các chương trình máy tính, các ứng dụng, phần mềm bảo vệ, bảo mật về dữ liệu và thông tin không được đảm bảo, cải tiến và cập nhật theo yêu cầu của thực tiễn; phương thức quản trị công nghệ không phù hợp… sẽ dẫn đến trở ngại và gây khó khăn trong hoạt động quản trị RRTDBL
- Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng về danh mục cho vay, lãi suất, định giá tài sản bảo đảm (TSBĐ),… nếu không được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn sẽ tác động không nhỏ đến hiệu quả quản trị RRTDBL. Chẳng hạn, lãi suất cho vay nếu không được xác định dựa trên chi phí vốn, mức độ rủi ro và mức lợi nhuận hợp lý của ngân hàng nghĩa là các ngân hàng không định giá khoản vay trên cơ sở đảm
34
bảo lãi cho vay đủ bù đắp chi phí biên của vốn, chi phí quản lý khoản vay, phần bù rủi ro và lợi nhuận hợp lý. Việc định giá khoản vay được thực hiện một cách cảm tính hoặc cứng nhắc dựa vào mức lãi suất chung cho tất cả các khách hàng, việc lượng hóa độ rủi ro của khách hàng, dự án gặp khó khăn khi ngân hàng không có công nghệ và đầy đủ thông tin để thực hiện, các thông số của thị trường dùng để đo lường chưa có các cơ quan chuyên môn xác định.
- Phương thức quản trị RRTDBL
Phương thức quản trị RRTDBL bao gồm phương pháp, công cụ và mô hình quản trị RRTDBL mà các nhà quản trị sử dụng để nhận diện, phân tích, đo lường và đánh giá RRTDBL nhằm kiểm soát và hạn chế RRTDBL ở mức chấp nhận được. Vì vậy, nếu ngân hàng sử dụng phương thức quản trị RRTDBL không phù hợp thì việc kiểm soát RRTDBL sẽ không hiệu quả. Thực trạng chung hiện nay của các NHTM là đang áp dụng chương trình chấm điểm tín dụng/Chương trình xếp hạng tín dụng hoặc Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường RRTDBL do mỗi ngân hàng tự xây dựng, chưa theo một quy chuẩn chung phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo lộ trình, các NHTM tại Việt Nam đã bước đầu áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro đặc biệt là quản trị RRTD nói chung, tuy nhiên việc triển khai còn gặp khá nhiều thách thức do tính chất phức tạp và độ bao phủ rộng của tiêu chuẩn Basel II.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin khách hàng
Chương trình quản lý dữ liệu và nguồn cung cấp thông tin khách hàng cũng là yếu tố quan trọng và có tính nền tảng trong hoạt động quản trị RRTDBL. Các NHTM hiện nay đang cố gắng đầu tư các chương trình quản lý cơ sở dữ liệu nhưng nhìn chung vẫn chưa hoàn thiện, nguồn cung cấp thông tin chưa chính xác và còn nghèo nàn, thông tin đầu vào cần thiết phục vụ việc ra quyết định của ngân hàng chưa được thu thập, lưu trữ và xử lý hiệu quả, thông tin khách hàng được lấy từ nhiều nguồn phi chính thức, ít được kiểm chứng dẫn đến việc phân tích tín dụng và đo lường rủi ro thiếu chính xác làm cho hiệu quả quản trị RRTDBL của các NHTM bị ảnh hưởng.
35