6. Cấu trúc luận văn
4.3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thá
Thái Nguyên.
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Mô hình xếp hạng tín dụng của ngân hàng là một công cụ tối ưu quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và chấm điểm tín dụng. Mô hình xếp hạng tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyênđã xây dựng theo trình tự, tiêu chí tương đối nghiêm ngặt và chặt chẽ. Tuy nhiên mô hình này có thể lưu ý ở một số tiêu chí như:
- Khi chấm điểm theo quy mô doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần và nộp ngân sách càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp. Quan niệm này không hẳn lúc nào cũng đúng. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhưng hoạt động lại không ổn định thậm chí phá sản,
92
trong khi nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì ngày càng phát triển và tạo được uy tín.
- Việc cho điểm với chỉ tiêu kinh nghiệm quản lý: không hẳn thời gian điều hành của ban quản lý càng lớn thì càng tốt. Trên thực tế, có những nhà lãnh đạo lâu năm dễ đưa doanh nghiệp đi vào lối mòn chỉ vì thiếu sự sáng tạo không đi kịp với xu hướng phát triển. Vì vậy, khi đánh giá kinh nghiệm của ban quản lý, cần bổ sung thêm một số yếu tố như trình độ học vấn, quá trình công tác, vị trí từng nắm giữ trong công việc,…
- Ngoài ra, mô hình xếp hạng tín dụng của ngân hàng cũng cần lưu ý thêm một số tiêu chí ví dụ như như: uy tín đối với Agribank ở những lần giao dịch trước đây hay cơ sở pháp lý liên quan đến việc thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng….
- Đẩy mạnh công nghệ ngân hàng
Công nghệ là " đòn bẩy " cho sự đột phá trong mọi hoạt động kinh doanh. Do vậy, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp giảm tới 75% chi phí. Trong vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng, khi ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại có chất lượng thì việc đánh giá khách hàng, các dự án đầu tư dựa vào các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chỉ số sẽ nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, các thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng sẽ được lưu trữ và phân tích phục vụ cho công tác đánh giá và chia sẻ thông tin với các chi nhánh khác trong hệ thống. ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên cần xác định một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, và có khả năng kết nối một cách thuận tiện với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại.
- Các thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên cần cập nhật thường xuyên và đa dạng.
93
tạo cho các cán bộ trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên.
Công nghệ hiện đại nhưng con người vẫn là nhân tố quyết định. Hoạt động của ngân hàng rất phức tạp, đặc biệt là hoạt động cho vay, do đó công nghệ kĩ thuật chỉ mang tính trợ giúp chứ không thể thay thế được kinh nghiệm và sự nhạy cảm của cán bộ tín dụng. Vì vậy, ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyêncần phối hợp với các tổ chức tài chính, các đối tác nước ngoài để các cán bộ trong ngân hàng được tham gia vào các khóa đào tạo, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước nhiều hơn nữa nhằm nâng cao trình độ và nắm bắt được thực tế hoạt động, nhiệm vụ của các tổ chức tài chính và các ngân hàng tiên tiến trên thế giới từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm cho công việc của mình.
94
KẾT LUẬN
Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên”. Với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau: Đầu tiên tác giả đã hệ thống hóa lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại một NHTM như là khái niệm, phân loại, nguyên nhân dẫn đến RRTDBL và QTRRTDBL; Bên cạnh đó tác giả phân tích rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019, chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục cũng như chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên, trong đó nổi bật lên là yếu tố về nguồn nhân lực và chính sách tín dụng; Cuối cùng tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian tới, trong đó có nhóm giải pháp quan trọng liên quan tới chính sách và quy trình tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của công tác quản trị RRTDBL tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên.
Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như phạm vi nghiên cứu và năng lực có hạn nên những giải pháp đưa ra là những gợi ý để NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên xem xét nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên trong tương lai. Tác giả luận văn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có thể ứng dụng vào thực tế.