6. Cấu trúc luận văn
4.2.2. Nhóm giải pháp với chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
4.2.2.1. Về chính sách tín dụng
- Chính sách lãi suất: Trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của một ngân hàng thương mại cần được xây dựng tùy thuộc vào uy tín của từng khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Trên cơ sở đó, chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho khách hàng có lịch sử vay trả sòng phẳng, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có dự án vay vốn khả thi cũng như tài sản đảm bảo thích hợp. Trong chính sách về lãi suất, ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay những món vay có rủi ro cao vơi mức lãi suất cao, vượt trội. Tuy nhiên cần phải giới hạn hình thức này trong một tỷ lệ nhất định để tránh rủi ro quá lớn.
78
cần thiết nhất là trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa thị phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt chính sách khách hàng, có thể sử dụng một số biện pháp sau:
• Biến đổi phương pháp kinh doanh của bản thân ngân hàng trở nên phù hợp với khách hàng chứ không phải tìm cách thay đổi thị trường cho phù hợp với những gì mình muốn đưa ra. Việc thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi các nhân viên phát triển khách hàng phải năng động, nhạy bén khi tìm hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó thay đổi sản phẩm dịch vụ của mình cho phù hợp với những gì mình muốn đưa ra.
• Khơi dậy sự ham muốn của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ tiện ích.
• Xây dựng thiện cảm với khách hàng: khách hàng, nhất là khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng, họ dễ chấp nhận những ngân hàng tạo cho họ thiện cảm lớn để an toàn cho khoản tiền gửi hoặc đảm bảo cho lượng vốn vay. Việc tạo thiện cảm có thể bằng nhiều cách, ví dụ như công tác từ thiện - xã hội, tham gia ủng hộ các chương trình do đài truyền hình tổ chức. Đây là kênh thông tin phân phối rộng và mạnh nhất đến người dân và cũng chính là lượng khách hàng tiềm năng lớn cho ngân hàng.
• Tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng: ngân hàng nên đưa ra những lựa chọn khác nhau cho khách hàng, họ sẽ cảm thấy rất thoải mái khi được lựa chọn theo đúng ý mình. Lựa chọn ở đây có thể là sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ hoặc đa dạng trong các phương pháp giải quyết khiếu nại cho khách hàng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn như: chất lượng nhân viên ngân hàng, thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, phong cách thái độ giao tiếp…Tìm hiểu những mong muốn của khách hàng đối với nhân viên sẽ giúp cho ngân hàng càng hoàn thiện hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của mình.
79
- Về chính sách đối với tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là nguồn thu hút cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro sảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo như việc xác định giá trị tài sản đảm bảo của khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại trên thị trường và qua trung tâm đấu giá để có cơ sở định giá. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng.
4.2.2.2. Về quy trình tín dụng
a. Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng
Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý , năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng vay. Vì nguồn thông tin do khách hàng cung cấp có thể thiếu tính chính xác, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp và áp dụng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước để nắm bắt tính xác thực của thông tin. Một rủi ro khác có thể xảy ra ở giai đoạn này là sự chủ quan hoặc cố ý đưa ra nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng. Do vậy có thể áp dụng phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp để có cơ sở cho vay và xác định mức lãi suất áp dụng.
b. Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ
Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào phương án, dự án xin vay.
80
Yêu cầu khách hàng chứng minh tính xác thực của nguồn vốn vì đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì thế nếu vốn tự có tham gia càng lớn thì doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn hiệu quả hơn và thận trọng hơn trong việc đầu tư. Để dự án mang lại hiệu quả và có nguồn trả nợ ngân hàng thì:
- Tỷ lệ vốn tự có/ vốn vay > 1
- Lợi nhuận ròng sau thuế và khấu hao > Tổng nợ đến hạn phải trả.
Ngoài ra, khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro kinh doanh… và nên được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu như: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán. Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng phải nắm rõ nguồn tài trợ chính, tức là dòng tiền phương án vay và các nguồn thu khác mà khách hàng xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi. Có thể nói trong bất cứ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là lý tưởng để trả nợ. Nhân viên tín dụng cần tránh quyết định cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay quá trình này diễn ra lâu dài, mất nhiều thời gian và phức tạp. Ngân hàng cũng nên yêu cầu khách hàng vay vốn phải có số liệu báo cáo thường xuyên về tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng trong thời hạn vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu trong trong việc sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, ngân hàng có thể thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.
c. Giai đoạn quyết định cho vay
Trước khi cán bộ tín dụng quyết định cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số biến động thị trường, chính sách kinh tế… để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trước khi ra quyết định. Việc ra quyết
81
định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng thì hiệu quả phòng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.
d. Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cho vay
Khoản vay đem lại hiệu quả cao sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo đúng dự kiến, để đảm bảo tình trạng khoản vay không xấu đi. Vì vậy giai đoạn này mang ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy vậy, đối với một số khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin tưởng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học nên không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng, dẫn tới tăng tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:
- Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Nêu rõ nguyên nhân nếu có sự thay đổi khác so với hợp đồng.
- Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.
- Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ vừa tăng được phí dịch vụ.
- So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp hay cầm cố tại thời điểm điều tra.
- Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập. Đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi này đến khả năng trả nợ.
Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt với tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này
82
để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.