Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 53 - 55)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng bán lẻ

2.3.2.1. Quy mô tín dụng

Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của NH thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh. Sự thể hiện này ở các khía cạnh:

Thứ nhất, nếu quy mô tín dụng quá lớn xét trên tổng dư nợ của NH, vượt quá khả năng quản lý của NH thể hiện qua sự gia tăng các chỉ tiêu: dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ/số lượng CBTD so với mức trung bình của các NH; số lượng khách hàng/số lượng CBTD;… thì mức độ rủi ro tăng lên.

Thứ hai, nếu NH mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từng KH: cho vay vượt quá nhu cầu của KH thì sẽ dẫn đến rủi ro là KH sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay…, điều này sẽ gây rủi ro cho NH.

2.3.2.2. Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, dư nợ cho vay có đảm bảo. Do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng.

Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:

+ Cơ cấu tín dụng theo ngành: Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro không trả được nợ NH cũng cao. Hoặc cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì có thể mức độ rủi ro cao khi ngành đó bị suy thoái hay bị các ảnh hưởng khác.

45

+ Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yếu tố này phải dựa trên cơ cấu vốn của NH. Nếu NH có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, trong khi đó cơ cấu tín dụng dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là NH đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn. Điều đó cho thấy khả năng NH đương đầu với rủi ro thanh khoản cao.

+ Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Nếu tỉ lệ các khoản cho vay có TSĐB thấp thì NH đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi KH không trả được nợ.

2.3.2.3. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, sau nữa là nó có thể dẫn đến sự vi phạm đặc trưng thứ hai của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng. Một khoản tín dụng được cấp luôn được xác định bởi hai yếu tố: thời hạn hoàn trả và lượng giá được hoàn trả. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả nợ được một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Như vậy, nợ quá hạn chỉ đơn thuần là các khoản nợ mà KH không thực hiện đúng các nghĩa vụ trả nợ cụ thể ở đây là về mặt thời gian và không được cơ cấu lại các khoản nợ. Lúc đó, toàn bộ số dư nợ gốc sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn có thể được xác định tại mọi thời điểm qua hệ thống sổ sách chứng từ và hồ sơ tín dụng tại NH.

Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau: Sè d­ nî qu¸ h¹n Tû lÖ nî qu¸ h¹n = Tæng d­ nî Sè kh¸ch hµng nî qu¸ h¹n Tû lÖ kh¸ch hµng cã nî qu¸ h¹n trªn tæng kh¸ch hµng d­ nî = Tæng sè kh¸ch hµng cã d­ nî

Nếu NH có chỉ tiêu nợ quá hạn và số KH có nợ quá hạn lớn thì NH đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.

2.3.3.4. Nợ xấu

Nợ xấu chính là các khoản tiền cho KH vay, mà không thể thu hồi được do DN đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, DN mất khả năng thanh toán.

46

Thời gian nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, hai, ba năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết.

Định nghĩa nợ xấu theo thông tư 02/2013 TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Tuy nhiên, ta có thể tóm lược lại nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có thời gian cơ cấu lại hơn 90 ngày hoặc các khoản nợ vẫn còn trong thời hạn cam kết nhưng KH bị mất khả năng thanh toán hoặc NH có những bằng chứng xác thực chứng minh được mức rủi ro tăng cao cho khoản tín dụng hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay được thanh toán đầy đủ.

Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:

Nî xÊu Tû lÖ nî xÊu =

Tæng d­ nî

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của NH khi rủi ro xảy ra. Khi NH phải sử dụng quỹ dự phòng điều đó nghĩa là NH đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn. Do đó, dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Dự phòng của một NH bao gồm dự phòng cụ thể, để bảo hiểm các rủi ro cụ thể cho từng khoản vay, và dự phòng chung, bảo hiểm các rủi ro chung không xác định vốn có trong danh mục tín dụng.

Dù phßng RRTD ®­ î c trÝch lËp Tû lÖ dù phßng RRTD =

Tæng d­ nî cho kú b¸o c¸o

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)