Định hướng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 94 - 95)

6. Cấu trúc luận văn

4.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

Trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh thái nguyên đề ra mục tiêu đến hết năm 2025 như sau:

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ: Tăng trưởng dư nợ theo nguyên tắc cân đối tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn, sử dụng vốn có hiệu quả. Phấn đấu tỷ lệ thu tín dụng, thu ngoài tín dụng đạt mức hoàn thành kế hoạch để nâng cao năng lực tài chính chi nhánh tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo được ổn định và phát triển.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại khu vực thị trường mục tiêu của chi nhánh thông qua tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng. Đẩy mạnh cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh

76

tín dụng với các hộ gia đình, tư nhân cá thể… đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý.

- Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ và quy trình cấp tín dụng hợp lý nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng. Định hướng cấp tín dụng theo từng thời kỳ thông qua các Hội nghị tổng kết, các văn bản chỉ đạo

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tăng trưởng tín dụng từ 15% - 20%/ năm.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả. Tăng cường phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của chi nhánh thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.

- Trong thời gian tới Chi nhánh tiếp tục tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác tham gia trong hoạt động cung cấp tín dụng để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/ dịch vụ mới.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian của chi nhánh nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)