Chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 55 - 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

- Nhận diện rủi ro tín dụng bán lẻ

- Phù hợp với cơ cấu tổ chức của NH: chiến lược phát triển tín dụng, chính sách tín dụng cần phải được thông qua và xét duyệt chỉnh sửa hàng năm bởi các nhà quản trị cấp cao trong NH. Nó cần phải thể hiện rõ khả năng chịu đựng rủi ro và mức lợi nhuận NH kỳ vọng đạt được phù hợp với mức độ rủi ro mà NH đã chấp nhận. Chính sách tín dụng cần phải được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng một tiến trình quản trị bao gồm các bước: nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro. Các bước này cần phải được thực hiện liên tục, nối tiếp và gắn kết với nhau, nhưng vẫn có sự độc lập nhất định, tránh xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện.

47

- Phù hợp với đặc điểm kinh doanh của NH: NH cũng cần đảm bảo rằng chính sách QTRR của NH có thể bao quát hết các loại rủi ro xuất hiện trong mọi sản phẩm tín dụng riêng biệt cũng như trên toàn danh mục tín dụng sẵn có của NH. Mặt khác NH cũng cần phải chắc chắn rằng việc phát triển mới các sản phẩm tín dụng trên thị trường phải phù hợp và tương thích với tiến trình và hệ thống kiểm soát RRTD tại NH.

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

Việc thiết lập các nội dung của tiến trình cấp tín dụng có thể không giống nhau giữa các NH do sự khác biệt về quy mô hoạt động, cơ cấu quản trị…tuy nhiên đều phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định nhằm kiểm soát được rủi ro ngay từ khi nó xuất hiện. Xuất phát từ bản chất không thể triệt tiêu được các RRTD, các NHTM luôn luôn phải đối mặt với rủi ro trong suốt quá trình cấp tín dụng. Nếu tiến trình cấp tín dụng được xây dựng và thực hiện chặt chẽ, sẽ hình thành những chốt kiểm soát rủi ro cài đặt ngay trong quá trình tác nghiệp. NH cũng cần phải phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban tham gia vào tiến trình cấp tín dụng của NH.

- Đo lường rủi ro tín dụng bán lẻ

NH có thiết lập và thực hiện được quá trình theo dõi giám sát các khoản tín dụng trên danh mục một cách thường xuyên liên tục hay không. NH có sử dụng phương pháp đo lường hoặc xây dựng được mô hình đo lường rủi ro danh mục thích hợp không. NH đã hình thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro đối với từng KH, hệ thống này hoạt động có hiệu quả không. Quá trình giám sát đòi hỏi NH phải đồng thời quan tâm đến rủi ro cá biệt cũng như rủi ro toàn danh mục, vì vậy NH cần xây dựng được bản hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của khoản nợ có vấn đề, cũng như nhận biết danh mục cho vay bất ổn.

- Quản lý và giám sát rủi ro tín dụng bán lẻ

Môi trường kiểm soát rủi ro tại mỗi NH cần phải có tính hệ thống, hoạt động thường xuyên, liên tục và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với nhà quản trị cấp cao để có những quyết sách kịp thời. Cũng cần phải xem xét tính độc lập của bộ

48

phận kiểm soát với yêu cầu tách biệt với hoạt động điều hành và hoạch định xây dựng chiến lược để đảm bảo tính hiệu quả.

Dựa trên phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu định tính, định lượng ở trên, tác giả sẽ phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, các kết quả đạt được và hạn chế trong công tác QTRRTDBL tại đơn vị được nghiên cứu. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường QTRRTDBL tại Vietcombank – chi nhánh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)