6. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Bài học rút ra cho ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh
nhánh Thái Nguyên
Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro bán lẻ tại một số ngân hàng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như sau:
- Về mô hình quản trị RRTDBL: Để QTRRTDBL hiệu quả, ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên cần phân tách rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa bộ phận tín dụng (phòng khách hàng) (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ
38
phận quản trị tín dụng (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).
- Về công tác đo lường RRTDBL: Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh tính xác thực của nguồn vốn vì đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì thế nếu vốn tự có tham gia càng lớn thì doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn hiệu quả hơn và thận trọng hơn trong việc đầu tư.
- Về công tác ứng phó, kiểm soát RRTDBL: Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp Chi nhánh có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với hệ thống TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập
- Về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ tín dụng: Ngân hàng cần phải đề ra các tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp làm cơ sở lựa chọn cán bộ. Thường xuyên tổ chức các khóa học để nâng cao trình độ nhân viên, đồng thời khuyến khích các cán bộ cũ của Ngân hàng không ngừng tự bồi dưỡng và trau dồi kiến thức năng lực. Lãnh đạo ngân hàng cũng nên thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá chính xác năng lực của họ từ đó cân nhắc để bố trí nhân sự hợp lý, phát huy thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi nhân viên.
39
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên”,
gắn liền với việc trả lời cho các câu hỏi:
- Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên?
- Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên?
- Giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian tới?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả tiến hành thiết kế nghiên cứu vấn đề QTRRTDBL tại Vietcombank – chi nhánh Thái Nguyên. Từ đó, số liệu thực tế liên quan được thu thập và phân tích. Các giải pháp và đề xuất được đưa ra dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thực tế.
Để đánh giá được thực trạng QTRR trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại Vietcombank - chi nhánh Thái Nguyên, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu tìm hiểu về thực trạng QTRR trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại NH, trong nghiên cứu sẽ sử dụng công cụ thống kê mô tả để mô tả các thông tin liên quan đến vấn đề QTRR. Ngoài bảng câu hỏi điều tra, tác giả còn phân tích số liệu từ các bảng thống kê, bảng phân tích về các vấn đề liên quan đến QTRR tại chi nhánh.
40
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài, bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố.
Trong đề tài này, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin, số liệu có liên quan đã được các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, công bố trên các ấn phẩm như:
- Sách giáo trình, sách tham khảo về tín dụng và RRTD trong ngân hàng. - Các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả kinh doanh của Vietcombank - chi nhánh Thái Nguyên qua 03 năm từ 2017 – 2019 (bảng cân đối, báo cáo tổng kết hoạt động qua các năm của chi nhánh, báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng qua các năm).
- Kết quả các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến rủi ro và QTRR đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
- Các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan...
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để phục vụ các nội dung nghiên cứu, phân tích đánh giá, ngoài thu thập các số liệu thông tin thứ cấp, đề tài sẽ tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp để điều tra nguyên nhân gây ra RRTD tại Vietcombank Thái Nguyên.
- Phương Pháp chọn mẫu: Căn cứ vào danh sách đã được lọc, mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên.
41
Để đánh giá hoạt động QTRRTDBL, tác giả tiến hành khảo sát khách hàng của ngân hàng: tổng số khách hàng đang giao dịch tại Vietcombank Thái Nguyên khoảng 280 người tính đến tháng 6/2020. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David 200).
n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p = ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( ) 05 . 0 ( 280 ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 280 2 2 2 = 161,95 Trong đó:
n = Quy mô mẫu mong muốn
Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thưởng thức 50% (0.5)
d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05
Như vậy, theo công thức tính quy mô mẫu là 162. Nhóm đối tượng này thuộc khách hàng vay vốn phân khúc bán lẻ đang giao dịch tại Vietcombank - chi nhánh Thái Nguyên. Tác giả chọn số lượng mẫu này để đảm bảo tiếp cận lấy thông tin khách hàng một cách hiệu quả nhất phù hợp thời gian, chi phí và với mục đích nghiên cứu của tác giả, tránh trường hợp số lượng nhiều, mất thời gian mà thông tin không chính xác. Việc khảo sát khách hàng sẽ được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra đến từng khách hàng hoặc gửi bảng hỏi khảo sát qua email.
- Điều tra, phỏng vấn cán bộ NH: thông tin sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn, điều tra 21 cán bộ của NH thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới ban giám đốc và các CBTD bán lẻ xin ý kiến đánh giá. Danh sách nhóm cán bộ phỏng vấn gồm có: 02 người thuộc thành viên của Ban giám đốc bao gồm giám đốc Vietcombank – chi nhánh Thái Nguyên, 10 CB thuộc phòng tín dụng khách hàng, 10 CB thuộc phòng dịch vụ khách hàng.
(Bảng câu hỏi điều tra theo phụ lục đính kèm của đề cương)
Với các chỉ tiêu định tính và một số chỉ tiêu định lượng như thời hạn vay, số tiền vay, thời hạn trả lãi và gốc… sẽ được tính thông qua tần suất hoặc số tương đối %.
42
tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc và sẽ được phân tích thông qua sử dụng số bình quân cộng gia quyền.
Số bình quân cộng gia quyền (trung bình cộng gia quyền): vận dụng khi các biến có tần số khác nhau. 1 1 2 2 1 1 1 2 X = hay X . . . . = n n n i i i n i i n x f x f x f x f f f f f Trong đó: X: số trung bình xi: các lượng biến (i = 1,2,….n) fi:các quyền số (i = 1,2,….n)
Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert
Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert
Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá
5 Rất phổ biến 4.20 - 5.00 Rất phổ biến 4 Thường xảy ra 3.40 – 4.20 Thường xảy ra 3 Ít xảy ra 2.60 – 3.40 Ít xảy ra 2 Rất ít xảy ra 1.80 – 2.60 Rất ít xảy ra 1 Không xảy ra 1.00 – 1.80 Không xảy ra
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Các số liệu thu thập điều tra được chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm SPSS, Excel kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng QTRRTDBL ở chi nhánh Vietcombank Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh NH, kết quả và thực trạng QTRRTD tại Vietcombank – chi nhánh Thái Nguyên qua các năm từ năm 2018 đến
43
năm 2020 dựa trên các số liệu được cung cấp từ phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về công tác tín dụng và QTRR trong tín dụng. Từ đó, tác giả sẽ phân tích để thấy được hiệu quả kinh doanh và thực trạng QTRRTDBL của Vietcombank Thái Nguyên.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở thông tin được thống kê, mô tả, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác QRRRTDBL của chi nhánh Vietcombank Thái Nguyên, biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm.
Nội dung cần so sánh:
- So sánh các số liệu đạt được qua các năm.
- So sánh giữa các đối tượng KH: nhóm KH là DN vừa và nhỏ, nhóm KH cá nhân, hộ gia đình
- So sánh số liệu giữa các phòng giao dịch thuộc kiểm soát của chi nhánh.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh
a. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Một khoản tín dụng được đánh giá là có chất lượng khi khoản tín dụng đó tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng tồn tại và phát triển. Hoạt động tín dụng có lãi chứng tỏ ngân hàng không chỉ thu được vốn đủ khả năng chi trả cho các khoản chi phí mà còn có thêm lợi nhuận.
Tỷ lệ thu nhập từ HĐTD = Thu nhập từ HĐTD * 100% Tổng thu nhập của ngân hàng
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng của ngân hàng. Nó cho biết tỷ lệ lãi phát sinh từ hoạt động tín dụng trên một đơn vị thu nhập là bao nhiêu. Với cùng một mức thu nhập, nếu ngân hàng nào giảm được chi phí đầu vào càng nhiều thì tỷ lệ thu nhập càng lớn, chứng tỏ ngân hàng hoạt động tốt. Điều này góp phần tạo nên chất lượng tín dụng tốt.
44
b. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng =
Dư nợ tín dụng kỳ này - Dư nợ tín dụng kỳ trước
* 100% Dư nợ tín dụng kỳ trước
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này tăng dần qua các năm thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng được nâng cao hay ngân hàng đang có xu hướng mở rộng hoạt động tín dụng.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng bán lẻ
2.3.2.1. Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của NH thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh. Sự thể hiện này ở các khía cạnh:
Thứ nhất, nếu quy mô tín dụng quá lớn xét trên tổng dư nợ của NH, vượt quá khả năng quản lý của NH thể hiện qua sự gia tăng các chỉ tiêu: dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ/số lượng CBTD so với mức trung bình của các NH; số lượng khách hàng/số lượng CBTD;… thì mức độ rủi ro tăng lên.
Thứ hai, nếu NH mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từng KH: cho vay vượt quá nhu cầu của KH thì sẽ dẫn đến rủi ro là KH sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay…, điều này sẽ gây rủi ro cho NH.
2.3.2.2. Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, dư nợ cho vay có đảm bảo. Do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng.
Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:
+ Cơ cấu tín dụng theo ngành: Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro không trả được nợ NH cũng cao. Hoặc cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì có thể mức độ rủi ro cao khi ngành đó bị suy thoái hay bị các ảnh hưởng khác.
45
+ Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yếu tố này phải dựa trên cơ cấu vốn của NH. Nếu NH có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, trong khi đó cơ cấu tín dụng