Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thái Nguyên giai đoạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 64)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thái Nguyên giai đoạn

2017- 2019

3.1.3.1. Môi trường kinh doanh

Giai đoạn từ 2017 – 2019 là quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhằm hướng đến các mục tiêu bền vững trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng thông qua giảm tỷ lệ nợ xấu; giảm lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển (khoảng 5%); tăng cường quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế; đưa các NHTM theo hướng đảm bảo thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn Basel II (70% đáp ứng đủ điều kiện Basel II vào năm 2020). Thị trường tiền tệ, tín dụng ghi nhận những kết quả tích cực trong nỗ lực tái cơ cấu của toàn hệ thống như tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu và lãi suất có xu hướng giảm, tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất nông nghiệp và công nghệ cao,… Mặc dù vậy, thị trường tiền tệ - tín dụng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh động lực phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng, kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, rủi ro hoạt động ngân hàng tăng cao trong khi khả năng quản lý, giám sát chưa theo kịp sự phát triển và đa dạng hóa của thị trường. Điểm sáng của thị trường tiền tệ tín dụng giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện thông qua việc tăng trưởng tín dụng ở mức cao, lãi suất và nợ xấu có xu hướng giảm, phân bổ tín dụng ngày càng hợp lý hơn tập trung vào các ngành nghề ưu tiên phát triển, trong đó: Tăng trưởng tín dụng cao và chất lượng được cải thiện: tăng trưởng tín dụng năm 2017 tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng cao, duy trì mức tăng trưởng ổn định trong ba năm liên tiếp, từ năm 2015. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đạt 18,17%, xấp xỉ mức tăng trưởng của năm 2016 (18,71%), mặc dù chưa đạt mục tiêu do Chính phủ đề ra nhưng chất lượng tín dụng đã từng bước được nâng cao, cơ cấu tín dụng đã phân bổ tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và công nghệ cao. Đối với 5 nhóm ngành và lĩnh vực ưu tiên, cho

56

vay hỗ trợ DNNVV chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 98.442 tỷ đồng (chiếm 64,4% tổng dư nợ); tín dụng nông nghiệp - nông thôn tăng 22,1% so với cuối năm 2016; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 20%.

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như thế, Vietcombank đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được kết quả kinh doanh tốt, và từng bước thực hiện chiến lược hướng đến một tập đoàn đa năng bán buôn phát triển song hành với bán lẻ mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ là một điều không dễ dàng.

3.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1. Tình hình kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2017-2019

ĐVT: Triệu VNĐ

TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh(%)

2018/2017 2019/2018

1 Huy động vốn CK 2410 2280 2306 94.606 101.140 2 Doanh số cho vay 1692 2785 3050 164.6 109.515 3 Doanh số thu nợ 815 2448 2591 300.4 105.842 4 Dư nợ TDCK 2990 3327 3786 111.271 113.796 Bán lẻ 743 890 1086 119.785 122.022 5 LNTT 65.44 79.05 96.13 120.798 121.607 6 Số cán bộ 71 75 80 105.634 106.667 7 LNTT bình quân đầu người 0.9216 1.054 1.202 114.366 114.042 8 Thu nhập ròng bán lẻ 32.64 41.83 55.21 128.156 131.987

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank chi nhánh thái nguyên 2017 – 2019)

Nhìn vào bảng 3.1, cột so sánh % để thấy được sự tăng trưởng tốt trong kết quả kinh doanh của Vietcombank - Chi nhánh Thái Nguyên. Dù chỉ tính từ năm 2017 đến 2019 nhưng các chỉ tiêu quan trọng như huy động vốn, dư nợ tín dụng đều tăng trưởng vượt bậc, đem lại thu nhập ổn định cho người lao động

57

Bảng 3.2. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dƣ nợ giai đoạn 2018 - 2020

Nội dung Giá trị

(tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2017 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 2990 100 Dư nợ bán lẻ 743 24.85 2018 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 3327 100 Dư nợ bán lẻ 890 26.75 2019 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 3786 100 Dư nợ bán lẻ 1086 28.68 Nhận xét: tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng tăng từ 24.85% năm 2017 lên thành 26.75% năm 2018 và đạt mức 28.68% năm 2019. Việc tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối cho thấy hướng phát triển tích cực của sản phẩm tín dụng bán lẻ trên địa bàn đã bước đầu giúp ngân hàng mở rộng thị trường. Ngoài ra, thể hiện nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế trong khu vực tăng, cho thấy Vietcombank - Chi nhánh Thái Nguyên đã có những chính sách về lãi suất, điều kiện TSĐB, thủ tục vay vốn… thuận lợi, linh hoạt giúp chi nhánh ngày càng mở rộng quy mô tín dụng.

78

dụng sai cho những đối tượng khách hàng không đủ năng lực pháp lý hoặc không đủ năng lực tài chính dẫn đến không thu hồi được tiền vay, gây thất thoát vốn cho ngân hàng. Tại Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên, năng lực và trình độ, nhân viên tín dụng được sàng lọc ngay từ quá trình tuyển dụng ban đầu. Chuyên môn phải là ngành tài chính ngân hàng được đào tạo ở các trường đại học có uy tín, chất lượng. Tiếp theo trình độ phải được đánh giá thông qua kết quả học tập, bằng cấp. Ngoài ra, nhân viên tín dụng có những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác tín dụng của mình như: kỹ năng ngoại ngữ và tin học, kỹ năng hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp nhằm tăng cường và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy, nhân tố về nguồn nhân lực tạo ra thế mạnh cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên.

Bảng 3.13. Cơ cấu nguồn nhân lực giai đoạn 2017-2019 của Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên

Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Người (%) Người (%) Người (%)

1. Độ tuổi Dưới 30 33 46.48 33 44 38 47.5 Từ 30 - 40 29 40.85 29 38.67 58 35 Trên 40 9 12.68 13 17.33 14 17.5 2. Giới tính - Nam 31 43.66 33 44 36 45 - Nữ 40 56.34 42 56 44 55 3. Trình độ - Sau đại học 14 19.72 16 21.33 19 23.75 - Đại học 55 77.46 57 76 59 73.75 -Trung cấp, THPT, khác 2 2.82 2 2.67 2 2.5 4. Lao động Chuyên môn (Cán bộ) 31 28 60

79

Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Người (%) Người (%) Người (%)

- Cán bộ Quản lý khách hàng 14 45.16 16 57.14 18 60 - Cán bộ chuyên môn khác 17 54.84 12 42.86 12 40 Tổng số lao động 71 100 75 100 170 100

Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh tương đối tốt, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học luôn chiếm trên 90%. Với đặc thù của ngành luôn cần nguồn nhân lực có trình độ cao, chi nhánh Vietcombank - Chi nhánh Thái Nguyên luôn không ngừng nâng cao trình độ các cán bộ, nhân viên để phục vụ tốt cho công việc. Trong việc phân bổ nguồn nhân lực cho các khối (không tính lãnh đạo phòng) số lượng cán bộ quản lý khách hàng trong khối kinh doanh (đang làm việc trực tiếp trong công tác phát triển tín dụng, huy động vốn, tăng trưởng nền khách hàng…), chiếm tỷ trọng tăng dần đều qua các năm, trên tổng số cán bộ làm chuyên môn toàn chi nhánh, kết thúc năm 2018, tỷ lệ này đã đạt >50%, điều này chứng tỏ sự tập trung, chú trọng của chi nhánh cho nhân lực kinh doanh.

- Công nghệ

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, đồng thời bám sát Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên đã xây dựng Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, cụ thể hóa quan điểm và nhận thức về phát triển ngân hàng số trong xu thế CMCN 4.0. Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên đặt mục tiêu trở thành ngân hàng đứng đầu Thái Nguyên về ngân hàng số, xác định phát triển ngân hàng số là nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển của Vietcombank trong giai đoạn phát triển mới. Như vậy, nhân tố về công nghệ tạo ra thế mạnh cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên.

- Chính sách tín dụng

80

khi vận hành. Tuỳ vào từng giai đoạn của nền kinh tế mà ngân hàng điều chỉnh chính sách tín dụng của mình theo hướng mở rộng hay thắt chặt. Khi nền kinh tế tăng trưởng, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ được xây dựng theo hướng giảm lãi suất, tỷ lệ vốn tham gia tài trợ của ngân hàng vào dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ cao (từ 70-80%), thủ tục và thời gian xét duyệt cho vay sẽ gọn nhẹ và mau chóng. Ngược lại, ngân hàng sẽ thay đổi chính sách tín dụng theo hướng tăng lãi suất, giảm tỷ lệ vốn tham gia vào dự án của khách hàng và tăng độ khó trong quá trình xét duyệt cho vay trong điều kiện kinh tế khó khăn. Việc điều hành chính sách tín dụng góp phần giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng. Như vậy, nhân tố về chính sách tín dụng tạo ra thách thức cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên

- Phương thức quản trị RRTDBL

Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cụ thể, những yếu tố cần được đánh giá là: quy trình phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay có được chi tiết hoá?; có các quy định, quy chế về ra quyết định cho vay, giới hạn cấp tín dụng ở từng cấp quản lý và ở từng chi nhánh của hệ thống ngân hàng hay không?; có các quy định về đảm bảo cho từng loại hình tín dụng bao gồm cả các phương pháp, các thức định giá, lưu trữ các loại tài sản đảm bảo cho khoản vay hay không?; có quy định về quy trình giám sát, điều hành các khoản vay đã cấp hay không? và quy trình xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ hay không?. Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị RRTDBL để nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, nhân tố về phương thức quản trị RRTDBL có tác động tích cực đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin khách hàng

Nhờ vào quản lý hệ thống khách hàng, thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Thông qua một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng

81

tiềm năng, từ đó ra chiến lược chăm sóc hợp lý. Mục đích chính là duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. Như vậy, nhân tố về hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin khách hàng có tác động tích cực đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên.

3.4. Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên. Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên.

3.4.1. Những kết quả đạt được

Về nhận dạng quản trị RRTDBL:

Để QTRRTDBL hiệu quả ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên đã phân tách rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa bộ phận tín dụng (phòng khách hàng) (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận quản trị tín dụng (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…). Ưu điểm của việc này đó là: (i) Tách bạch độc lập giữa bộ phận kinh doanh, nơi sản sinh ra RRTDBL với bộ phận QTRRTD độc lập; (ii) Tăng tính chuyên nghiệp hóa trong hoạt động NHTM; (iii) Tiến theo thông lệ quốc tế về QTRRTD

Về xây dựng kế hoạch kiểm soát và quản trị rủi ro

Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên đã xây dựng được các công cụ giám sát RRTD như tính toán xác suất khách hàng không trả được nợ (PD), tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng phát sinh khả năng không trả được nợ (EAD) và tổn thất ước tính khi khách hàng không trả được nợ (LGD).

Bên cạnh đó ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên có quy định cụ thể, rõ ràng về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn của khách hàng. Mặc dù hàng năm chi nhánh có nhiều cuộc kiểm tra nhưng hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao, nhiều sai phạm vẫn xảy ra.

Về công tác đo lường RRTDBL

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thực hiện tốt việc phân loại nợ và thực hiện chính sách khách hàng, thiết kế được dấu hiệu cảnh báo sớm và chính sách

82

phân quyền điều chỉnh. Hệ thống đo lường RRTDNB đã được xây dựng từ năm 2014 và áp dụng chính thức năm 2015 và được đánh giá và xác thực một cách nghiêm ngặt.

Quản lý và giám sát rủi ro tín dụng bán lẻ

Hệ thống QTRRTDBL của ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên đã quản lý được việc sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cố ý lừa đảo Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều, tuy nhiên những sự việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín cán bộ tín dụng và làm ảnh hưởng xấu đến các khách hàng khác

3.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên đã bộc lộ một số hạn chế như:

Về mô hình quản trị RRTDBL

Công tác quản trị rủi ro tín dụng đã và đang được Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên xây dựng và hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên công tác này chỉ dừng lại ở việc cơ cấu và tổ chức lại mà chưa đạt theo thông lệ quốc tế yêu cầu. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chưa thể hiện chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng trong việc hoạch định chiến lược quản trị rủi ro trên cơ sở từng rủi ro của từng nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ đi kèm; chưa thiết lập khung quản trị rủi ro tín dụng cho toàn NH cùng các hướng dẫn và phương hướng cụ thể liên quan. Việc hướng dẫn các chi nhánh xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu dựa vào còn mang nặng yếu tố hành chính. Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và tín dụng còn vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các văn bản chỉ đạo thực hiện được ban hành đến các chi nhánh trong khi các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phải ở mức 0%. Trên thực tế, điều này là rất khó. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về tăng trưởng lợi nhuận và tín dụng này luôn được thay đổi thường xuyên gây khó khăn trong việc quản trị rủi ro tín dụng ở các Chi nhánh.

83

Về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ tín dụng

Mặc dù công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ vẫn được ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Thái Nguyên chú trọng tuy nhiên công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)