6. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại các NHTM trong nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Đà Nẵng
- Về mô hình quản trị RRTDBL: Hiện tại chi nhánh có khá nhiều đầu mối liên quan đến hoạt động tín dụng: Ban khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, ban thẩm định..., tuy nhiên thiếu sự đồng bộ và phối hợp; chưa phân tách trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa bộ phận tác nghiệp với bộ phận quản trị RRTD. Chưa có bộ phận quản lý nợ có vấn đề để hỗ trợ thực hiện xử lý các khoản nợ xấu độc lập với bộ phận khởi tạo khoản vay; chưa có bộ phận chuyên trách về nghiệp vụ xử lý tài sản đảm bảo nên việc xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn.
- Về công tác đo lường RRTDBL: Chi nhánh đã từng bước vận hành thành công các công cụ đo lường, giám sát rủi ro tín dụng, phân loại nợ tự động theo định hướng nhằm đáp ứng yêu cầu tự động hóa phân loại nợ một cách kịp thời và chính xác, hạn chế tối đa đánh giá chủ quan từ CBTD, ứng dụng bộ mã ngành kinh tế và triển khai thành công việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đã sử dụng một số công cụ phục vụ cho việc thống kê, cảnh cáo; báo cáo phân tích nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, báo cáo theo dõi biến động và cảnh cáo chuyển nhóm nợ theo quy định của toàn hệ thống…Hệ thống công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác rủi ro tín dụng
- Về công tác ứng phó, kiểm soát RRTDBL: Các cơ chế chính sách về trích lập dự phòng và xử lý RRTD được Agribank CN Đà Nẵng triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời.Việc phân loại nợ và quản lý nợ xấu được thực hiện đúng hướng dẫn của NHNN và hệ thống Agribank. Công tác trích lập và XLRR được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Ban lãnh đạo chi nhánh luôn đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ có vấn đề, nợ có khả năng mất vốn để có biện pháp xử lý, tránh phát sinh nợ xấu, đảm bảo tín dụng trong tầm kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu không vượt quá kế hoạch mà trung ương giao.
- Về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ tín dụng: Cơ cấu và chất lượng cán bộ còn nhiều bất cập, bố trí lao động chưa hợp lý, chưa bảo đảm công tác kiểm tra,
36
giám sát. Cán bộ làm công tác rủi ro ở chi nhánh còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý rủi ro. Ngoài ra, Agribank chi nhánh Đà Nẵng cũng như các chi nhánh khác hầu như chưa sử dụng các công cụ phái sinh để QLRRTD trong các nghiệp vụ tự phòng vệ.Các công cụ phòng ngừa, quản lý rủi ro hiện đại như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai… chưa được nghiên cứu và áp dụng
1.3.1.2. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên
- Về công tác cho vay, đầu tư: Dù là chi nhánh mới nhưng cán bộ tín dụng của ngân hàng BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tạo cơ hội và khuyến khích khách hàng vay vốn cho những mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2015-2017, khi mà lãi suất cho vay với những biến đổi không ngừng, tình hình kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng làm cho một số khách hàng làm ăn bị thua lỗ, nhưng dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh vẫn tăng (tỷ lệ tăng qua các năm là 19.785%; 22.022%), và nợ xấu ở mức dưới 3% là mức có thể kiểm soát được.
- Về mô hình quản trị RRTDBL: mô hình tổ chức bộ máy tín dụng có các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng: chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản trị danh mục tín dụng (phòng quản lý rủi ro). Nhờ đó, đã mang lại những một số kết quả khả quan về chất lượng tín dụng.
- Về công tác nhận diện RRTDBL: các cán bộ tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã không ngừng nỗ lực nâng cao nghiệp vụ để góp phần đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá khách hàng dựa trên tình hình thực tế. Điều này được thể hiện qua quy trình cấp tín dụng tương đối chặt chẽ, phù hợp với thực trạng khách hàng. Tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên theo hướng dẫn của Hội sở chính thì quy trình cấp tín dụng bao gồm đầy đủ các bước: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ; Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập; Quản lý và giải ngân tín dụng; Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn; Thu nợ, lãi, phí, và xử lý phát sinh, Thanh lý hợp đồng. Trong đó, đã đưa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng về năng lực pháp lý,
37
năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phương án, dự án vay… Qua từng bước, với những thước đo chuẩn mực và sự giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng mà những yếu tố RRTDBL sẽ được nhận diện kịp thời.
- Về công tác đo lường RRTDBL: một số công cụ quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ cơ bản đã và đang được triển khai như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để chấm điểm và phân loại rủi ro đối với khách hàng; xác định giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng…;
- Về công tác ứng phó, kiểm soát RRTDBL: việc ứng phó RRTDBL được thực hiện triệt để theo thông tư 02 về "phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro” nên các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường gồm trích lập đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro, cho vay có tài sản bảo đảm… Do đó, số trích lập quỹ dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lượng nợ tại chi nhánh.
- Về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ tín dụng: chất lượng cán bộ tín dụng đã được Ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm sát sao. Đội ngũ nhân viên mới tốt nghiệp đại học được đào tạo bài bản về chuyên ngành tài chính ngân hàng được ưu tiên khi tuyển dụng vào làm việc tại chi nhánh, đồng thời có những buổi đào tạo chung cho cán bộ tín dụng nhằm cung cấp các kiến thức và thông tin mới về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ, tập huấn về phương pháp thẩm định và quản lý nợ vay mới.