Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 108 - 110)

6. Cấu trúc luận văn

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành:

NHNN cần thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo một cách khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là hoạt động tín dụng để tư vấn giúp cho các ngân hàng thương mại có cơ sở hoạch định chính sách tín dụng nhằm đảm bảo phát triển hợp lý và phòng ngừa được rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của các ngân hàng trong việc tuân thủ quy chế cho vay và đảm bảo tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục rườm rà, phức tạp.

NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong công tác xử lý nợ, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục phát mại tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể vê trình tự, thủ tục, trách nhiệm của tổ chức tín dụng và các cơ quan có liên quan đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong quá trình thi hành.

90

Thống nhất phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền gửi, hợp đồng quyền chọn và các chứng khoán phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ trên để giúp các ngân hàng thương mại vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Tiếp thu kinh nghiệm của các nước khác trong quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng để nâng cao chất lượng toàn hệ thống ngân hàng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát:

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của các ngân hàng vào đúng quỹ đạo.

Cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi vi trí cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra chau dồi nghiệp vụ.

Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu ( Nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững. Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu tránh nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các

91

ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn do đó nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Vì vậy, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự pháp triển bền vững an toàn. Cần yêu cầu thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin của các NHTM .Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ thực hiện giữa NHTM với NHNN mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ các ngân hàng. Đây chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC): Hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Vì vậy CIC cần cung cấp các thông tin về khách hàng phong phú và đa dạng hơn, các thông tin phải mang độ chính xác và tính pháp lý cao, và cập nhật thường xuyên. Ngoài việc cung cấp các báo cáo tài chính, tình trạng nợ quá hạn, dư nợ tại các tổ chức tài chính,… cần cung cấp thêm các thông tin về tình hình công ty mẹ, tình hình ngành nghề,… để giúp các NHTM thẩm định trước khi cấp tín dụng và phân loại nợ được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)