Khái niệm động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao động

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 27 - 33)

hàng Thương mại Cổ phẩn Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng;

Chương 3: Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

TRONG CÁC DOANH NGHỆP

1.1. Khái quát về động lực làm việc của người lao động trong doanhnghiệp nghiệp

1.1.1. Khái niệm động lực làm việc và tạo động lực làmviệc cho người lao động việc cho người lao động

1.1.1.1. Khái niệm động lực làm việc

động lực bên trong không dễ nhận ra của con người làm tác động và nảy sinh hành vi phản hồi, định hướng trực tiếp cho sự phản hồi đó. Một động lực không thể nhìn thấy và sự tồn tại của động lực chỉ có thể được suy luận ra từ hành vi của mỗi cá nhân. Động lực đó là lý do tại sao một cá nhân làm điều gì đó. Khi các động lực thúc đẩy trở nên mạnh mẽ, chúng vẫn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Hay nói cách khác: “Động lực là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó. Nó là động lực gây sức ép, thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn một nhu cầu hoặc ước muốn nào đó về vật chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Do vậy, nắm bắt được động lực của người tiêu dùng đồng nghĩa với việc nắm bắt được cái thực sự họ tìm mua và muốn thỏa mãn” (Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015).

Ở góc độ người lao động, động lực lao động chính là các yếu tố bên trong người lao động, thúc đẩy người lao động làm việc, nó bắt nguồn từ nhu cầu bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể nói, người lao động có động lực làm việc một cách tự nhiên. Động lực này bắt nguồn từ một thực tế là mọi người đều mong muốn được khẳng định bản thân mình, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình, cũng như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung túc. Chính vì vậy, để người lao động làm việc tốt thì người quản lí cần phải loại trừ những hoạt động tiêu cực có thể triệt tiêu động lực làm việc tự nhiên của người lao động. Kế tiếp, cần phải phát triển những yếu tố thực sự có thể thúc đẩy tất cả các nhân viên làm việc (Nguyễn Văn Long, 2010).

Động lực, được hiểu một cách chung nhất, là tất cả những cái gì thôi thúc con người, tác động lên con người, thúc đẩy con người hoạt động. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những động lực khác nhau và khi có động lực thúc đẩy họ sẽ nỗ lực hết sức để đạt được những mong muốn, mục đích của mình.

Theo quan điểm hành vi tổ chức: Động lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục đích của tổ chức cũng như của bản thân người lao động. (Nguyễn Hữu Lam, 2014). Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), động lực làm việc chính là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng

cường nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Như vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về động lực làm việc và động lực làm việc có tác động rất lớn đến kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân. Kết quả thực hiện công việc được xem như một hàm số của năng lực và động lực làm việc. Năng lực làm việc phụ thuộc vào các yếu tố như giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng được huấn luyện. Động lực làm việc có thể nhanh chóng được cải thiện hơn và cần được thường xuyên duy trì so với năng lực làm việc.

Từ những định nghĩa trên ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về động lực làm việc như sau: Động lực làm việc là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích người lao động nỗ lực thực hiện và đạt được những mục tiêu của tổ chức. Biểu hiện của động lực làm việc là sự sẵn sàng nỗ lực say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động. Bản chất của động lực xuất phát từ nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người. Giữa nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu có một khoảng cách nhất định và luôn có động lực để rút ngắn khoảng cách đó.

1.1.1.2. Tạo động lực làm việc cho người lao động

Vấn đề tạo động lực lao động cho nhân lực nói chung và cho người lao động trong tổ chức nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Theo Lê Thanh Hà (2012), tạo động lực làm việc cho người lao động là tổng hợp các biện pháp và cách hành xử của tổ chức, nhà quản lý để tạo ra sự khát khao, tự nguyện của người lao động buộc họ phải nỗ lực, cố gắng phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra. Các biện pháp được đặt ra có thể là các đòn bẩy kích thích về tài chính, phi tài chính, cách hành xử của tổ chức được thể hiện ở điểm tổ chức đó đối xử lại với người lao động như thế nào.

Theo Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2013), tạo động lực làm việc cho người lao động được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong làm việc.

Từ các khái niệm trên có thể hiểu rằng tạo động lực làm việc cho người lao động chính là việc các nhà quản trị vận dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp cách thức quản lý tác động tới người lao động nhằm làm cho người lao động

có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp cho tổ chức, doanh nghiệp.

Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có đội ngũ người lao động làm việc tích cực và sáng tạo. Điều này phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những người lãnh đạo sử dụng để tạo động lực làm việc cho nhân viên. Có thể là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật… nhất định để kích thích người lao động làm việc một cách tự nguyện, hăng say, nhiệt tình và có hiệu quả hơn trong công việc. Đây chính là tất cả các hoạt động, các biện pháp của tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình nhằm làm cho họ có động lực trong công việc.

Tạo động lực làm việc cho người lao động vừa là mục tiêu, vừa là trách nhiệm của nhà quản lý. Khi người lao động có động lực làm việc thì sẽ tạo ra các khả năng, tiềm năng nâng cao năng suất lao động, làm tăng hiệu quả công việc. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững mạnh. Việc tạo ra sự hấp dẫn trong công việc, của kết quả thực hiện công việc, của tiền lương, tiền thưởng, của điều kiện làm việc, của các mối quan hệ trong công việc…làm cho người lao động hăng hái, hưng phấn, làm việc một cách tự nguyện, tích cực và sáng tạo chính là đang tạo động lực. Đó cũng chính là những lợi ích mà người lao động nhận được. Khi sự hấp dẫn càng lớn, lợi ích càng lớn, động lực để người lao động làm việc càng cao, người lao động càng tích cực, hăng hái làm việc một cách tốt nhất để đạt được những lợi ích đó.

1.1.2. Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho người lao động

Mục tiêu của tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp, là đạt được lợi nhuận tối đa trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn lực hữu hạn. Trong từng thời điểm khác nhau, mục tiêu này được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, công tác tạo động lực làm việc cho ngươi lao động nằm trong mục tiêu đối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc cải thiện năng suất lao động kết hợp với chính sách nhân sự, tiền lương và đãi ngộ một cách thích hợp. Việc sử dụng các cách thức nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động là rất cần thiết để đảm bảo lợi ích cho cả hai phía, cho người lao động và cho cả tổ chức.

Con người luôn có những nhu cầu cần được thỏa mãn về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Khi người lao động cảm thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn. Đối với cá nhân người lao động không có động lực lao động thì họa động lao động khó có thể đạt được mục tiêu của nó, bởi vì khi đó, họ chỉ hoàn thành công việc được giao mà không có sự sáng tạo hoặc phấn đấu trong lao động. Do đó, nhà quản lý cần phải tạo được động lực làm việc nhằm thúc đẩy tính sáng tạo và năng lực làm việc của nhân viên. Tựu chung lại, tạo động lực làm việc sẽ mang loại những lợi ích cụ thể cho người lao động như sau:

- Làm tăng năng suất lao động cá nhân: Khi có động lực làm việc thì người lao động sẽ thấy yêu thích công việc và làm việc hăng say, kết quả là năng suất lao động cá nhân được nâng cao rõ rệt. Năng suất tăng lên dẫn tới tiền lương cũng được nâng cao hơn trước và nâng cao thu nhập cho người lao động. Người lao động chỉ hoạt động tích cực khi họ được thỏa mãn một cách tương đối những nhu cầu của bản thân. Điều này thể hiện ở lợi ích mà họ được hưởng. Khi mà người lao động cảm thấy lợi ích mà họ được hưởng không tương xứng với những gì họ đã bỏ ra thì họ sẽ không cảm thấy thỏa mãn được nhu cầu của mình, điều này gây ra cảm giác chán nản và không muốn thực hiện công việc. Lợi ích là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu nên lợi ích của người lao động nhận được phải tương xứng với những gì họ cống hiến thì mới tạo ra động lực cho họ làm việc

- Phát huy được tính sáng tạo: Tính sáng tạo thường được phát huy khi con người cảm thấy thoải mái, tự nguyện khi thực hiện một công việc nào đó.

- Tăng sự gắn bó với công việc và công ty hiện tại: khi đã cảm thấy yêu thích và cảm nhận được sự thú vị trong công việc thì sẽ hình thành bên trong họ sự gắn bó với tổ chức hiện tại của mình.

- Không ngừng hoàn thiện bản thân: Thêm một lợi ích nữa đối với người lao động đó là khi công việc được tiến hành thuận lợi thì họ sẽ thấy được công sức mình bỏ ra là có ích và đạt được hiệu quả cao. Điều đó tạo cho họ cảm thấy có ý nghĩa trong công việc, cảm thấy mình quan trọng và có ích và từ đó không ngừng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

Tạo động lực làm việc cho người lao động giúp tổ chức có thể tồn tại trước nhu cầu của thời đại. Đặc biệt, là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển thì điều tất yếu là các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp, buộc phải có những chính sách thu hút, giữ chân nhân tài và các biện pháp nâng cao năng suất làm việc của người lao động.

Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho người lao động đối với tổ chức được thể hiện như sau:

- Giúp tổ chức sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất: bất cứ tổ chức nào cũng yêu cầu phải có đủ nguồn lực vật chất, tài chính và con người để thực hiện được mục tiêu của mình. Những người lao động của tổ chức nếu có động lực làm việc họ sẽ sẵn sàng làm việc và sử dụng hiệu quả nguồn lực mà tố chức có.

- Gia tăng hiệu suất làm việc của tổ chức: người lao động có động lực làm việc làm tăng hiệu quả công việc, năng suất lao động cũng được nâng cao. Nếu động lực làm việc không có thì một người dù có khả năng làm việc tốt và có đầy đủ nguồn lực cũng có thể không thực hiện được mục tiêu, nhưng một người có động lực làm việc cao có thể đạt hiệu suất làm việc như mong đợi, kế cả khi người đó hạn chế về kiến thức, kỹ năng. Hiệu quả làm việc của tổ chức được nâng lên không những nhờ hiệu suất làm việc được gia tăng mà còn do tiết kiệm được nguồn lực, giảm chi phí hoạt động trong tổ chức. Điều này chỉ có thể đạt được khi người lao động của tổ chức có động lực làm việc.

- Giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu đề ra: mục tiêu của tổ chức chỉ có thể đạt được nếu có những điều kiện sau đây: (i) Sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất; (ii) Một môi trường làm việc hợp tác; (iii) Người lao động được định hướng mục tiêu và họ định hướng hành vi, thực hiện mục tiêu một cách tích cực nhất; (iv) Có sự hợp tác hiệu quả giữa các thành viên trong tổ chức. Tất cả những điều kiện trên có thể đạt được nếu người lao động trong tổ chức có động lực làm việc. Chính vì vậy, tạo động lực làm việc trong tổ chức là cơ sở để tổ chức đạt được mục tiêu.

- Thu hút, giữ chân nhân viên, tạo nên một lực lượng lao động ổn định và nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức trên thị trường lao động cũng như trong xã hội:

tạo động lực làm việc trong tổ chức sẽ xây dựng được một môi trường làm việc tốt, hiệu quả công việc đảm bảo, hình ảnh đẹp của tổ chức được giữ gìn và phát huy.

Chính điều này tạo điều kiện để thu hút nguồn nhân lực tiềm năng vào làm việc cho tổ chức. Trong tổ chức, càng nhiều người lao động có động lực làm việc thì nguồn nhân lực của tổ chức càng vững mạnh và ổn định, ít người muốn rời tổ chức, ngược lại họ muốn gắn bó lâu dài với tổ chức. Điều này không những giúp cho tổ chức có một lực lượng lao động ổn định, duy trì được những người tài có nhiều kinh nghiệm làm việc mà còn giúp cho tổ chức giảm được chi phí tìm người mới thay thế bổ sung.

- Đem lại sự sáng tạo trong tổ chức: người có động lực làm việc thường cảm thấy thoải mái hơn và say mê hơn với nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, họ có cơ hội để thể hiện tính sáng tạo trong công việc nên từ đó giúp tổ chức có thêm những ý tưởng sáng tạo, đổi mới, tạo ra sự đột phá trong tổ chức. Họ không những giúp tổ chức thích ứng được với những thay đổi mà còn chủ động tạo ra những thay đổi.

- Giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của tổ chức: ngoài hiệu suất, hiệu quả làm việc, động lực làm việc của người lao động còn ảnh hưởng đến những khía cạnh khác trong tổ chức. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người lao động có động lực làm việc thì tai nạn nghề nghiệp ít xảy ra hơn, các vấn đề vi phạm đạo đức, bỏ vị trí làm việc hoặc tỉ lệ vi phạm kỷ luật cũng ít hơn. Người có động lực làm việc cũng sẽ ít cảm thấy bị trầm cảm hơn, thấy công việc thú vị hơn và do đó sức khoẻ về thế chất và tinh thần tốt hơn. Người có động lực làm việc cao sẽ gắn kết với tổ chức hơn, họ cũng sáng tạo hơn và phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn, do đó họ sẽ đóng góp việc xây dựng và phát triển cho tổ chức. Chính vì vậy, những người lao động có động lực làm việc được coi là tài sản quý giá nhất của bất cứ tổ chức nào.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w