Nhóm các công cụ phi tài chính

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 46 - 49)

Tính chất công việc phù hợp, hấp dẫn

Nhiều nghiên cứu cho rằng đặc điểm công việc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên. Để có được sự thỏa mãn, người lao động cần được làm một công việc phù hợp với năng lực của họ. Một công việc phù hợp với năng lực thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và tạo cơ hội để sử dụng, phát huy kỹ năng, năng lực cá nhân.

Người lao động sẽ cảm thấy như thế nào khi nhận được một công việc không như mong muốn của họ hay khi nhận được một công việc phù hợp với khả năng sở trường của họ…Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động. Vì vậy nhà quản trị cần quan tâm đến nhu cầu, khả năng của người lao động để vừa tạo điều kiện cho người lao động phát huy khả năng của họ vừa tạo ra sự thỏa mãn đối với người lao động (Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, 2007).

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc thể hiện qua môi trường vật chất và tinh thần.

Quá trình lao động bao giờ cũng được diễn ra trong một môi trường vật chất nhất định. Môi trường làm việc là yếu tố luôn được người lao động quan tâm vì nó liên quan đến sự thuận tiện cá nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao động, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường làm việc tốt, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ công việc, điều kiện an toàn, đảm bảo vệ sinh lao động, thoáng mát, không bị rủi ro và có đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết,… thì năng suất lao động càng cao. Việc trang bị cơ sở vật chất làm việc phụ thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Môi trường tinh thần là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, sự phát triển, năng lực thực hiện công việc của nhân viên. Thực tế cho thấy không ít tổ chức, doanh nghiệp có môi trường tinh thần không tốt dẫn đến chất lượng, hiệu quả làm việc kém, mất đoàn kết, thậm chí nhân viên có năng lực xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác (Nguyễn Hữu Lam, 2014).

độnglà một nội dung hết sức quan trọng đòi hỏi các nhà quản trị phải có tầm nhìn xa để tổ chức và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. Người lãnh đạo phải biết lắng nghe, kiềm chế trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ được mối quan hệ thân thiết với nhân viên. Ngoài ra, cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi người lao động để hỗ trợ kịp thời khi họ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, xây dựng một tập thể đoàn kết là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong công tác lãnh đạo, có đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành được nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và cuộc sống. Phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong doanh nghiệp để kịp thời giải quyết, giúp mọi người gắn bó cùng nhau phấn đấu.

Đánh giá thành tích chính xác, công bằng

Ðánh giá năng lực thực hiện công việc hay còn gọi là đánh giá thành tích công tác là một hệ thống chính thức được duyệt xét và đánh giá sự hoàn thành công tác của một cá nhân theo định kỳ. Nó bao gồm cả một tiến trình đánh giá khoa học, có tính hệ thống và phải được thực hiện theo định kỳ tùy theo tính chất công việc, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá thành tích được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.

Để đánh giá thành tích trở thành công cụ tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá thành tích chính thức và công khai; Hệ thống đánh giá phải khoa học và rõ ràng; Người đánh giá phải có đủ trình độ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Hệ thống đánh giá thành tích cần phải có các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể và phải được phổ biến tới từng người lao động. Từ đó người lao động có thể biết được kết quả thành tích của mình như thế nào, doanh nghiệp dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá kết quả thành tích của họ để họ có biện pháp điều chỉnh quá trình làm việc của mình nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Vì kết quả đánh giá thành tích thể hiện sự công nhận của doanh nghiệp đối với quá trình làm việc của người lao động. Do đó, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động trong việc trả thù lao, đào tạo phát triển, thăng tiến, kỷ luật. Kết quả đánh giá thành tích càng chính xác càng kích thích người lao động làm việc, tăng lòng tin của người lao động với doanh nghiệp vì thế tạo động lực của người lao động nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động, tăng sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và cơ hội thăng tiến

Theo Trần Kim Dung (2009) cho rằng, cơ hội đào tạo thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt nhiều thành tích hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Theo thuyết Maslow thì yếu tố này nằm trong nhu cầu, nhu cầu được tôn trọng và khẳng định mình, theo thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg thì các yếu tố này thuộc nhóm các yếu tố về môi trường có khả năng gây ra sự không thỏa mãn.

Đào tạo là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Do vậy trong các tổ chức công tác đào tạo phát triển cần được thực hiện một cách bài bản có kế hoạch rõ ràng, đối tượng được đào tạo cũng phải chon lựa kỹ lưỡng tránh trường hợp đào tạo sai tay nghề chuyên môn. Người lao động luôn muốn học tập nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng sản xuất, khi chính sách đào tạo hợp lý sẽ tao được động lực cho họ lam việc.

Thăng tiến là quá trình một người lao động được chuyển lên một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp, việc này thường đi kèm với lợi ích vật chất của người lao động sẽ được tăng lên. Cơ hội thăng tiến là một loạt hoạt động có tính định hướng của người sử dụng lao động dựa trên năng lực làm việc hiện có cũng như tiềm năng phát triển của người lao động, từ đó cất nhắc, đề bạt người lao động vào một vị trí làm việc có tiền lương cao hơn, uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Vì vậy việc tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động qua đó thúc đẩy động lực làm việc của người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc người lao

động quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghệp. Như vậy thăng tiến cũng là một nhu cầu thiết thực của người lao động và là động lực làm việc của họ.

Theo học thuyết nhu cầu của Maslow, khi các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, người lao động sẽ phát sinh nhu cầu được tôn trọng. Cụ thể, đó là nhu cầu có địa vị và được người khác công nhận. Họ làm việc và cống hiến hết mình và họ cũng cần có cơ hội thăng tiến trong công việc. Họ luôn có tinh thần cầu tiến và muốn khẳng định mình. Họ muốn làm như vậy và doanh nghiệp, mà cụ thể là các NHTM phải là người cho họ cơ hội đó. Như thế thì người lao động mới có động lực cao để làm việc và gắn bó lâu dài với NHTM. Khi người lao động có nhiều cơ hội để thăng tiến, họ sẽ càng cố gắng làm việc tốt hơn những gì mình đang làm, để chứng tỏ cho mọi người thấy năng lực của họ, thấy họ xứng đáng đạt được vị trí cao hơn. Từ đó chất lượng công việc của họ sẽ được nâng cao rõ rệt và người hưởng lợi sẽ lại chính là các NHTM. Ngược lại, công tác đào tạo, phát triển và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động không được thực hiện tốt sẽ làm cho người lao động cảm thấy chán nản, không được NHTM ghi nhận và dẫn đến không kích thích được người lao động làm việc.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 46 - 49)