Sự cần thiết tạo động lực làm việc cho người lao động tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 61 - 63)

hàng thương mại tại Việt Nam

Thị trường lao động ngành tài chính - ngân hàng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của cuộc cách mạng 4.0 và hoạt động tái cơ cấu hệ thống NHTM đang diễn ra. Áp lực mất việc làm trở nên rõ ràng hơn đối với từng cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng, buộc mỗi người phải tự học hỏi, trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, cơ hội dành cho những nhân viên có kinh nghiệm, có năng lực và muốn thử sức ở những môi trường tốt hơn, chuyên nghiệp và có chế độ đãi ngộ tốt hơn hay thử sức thể hiện mình ở những vị trí cao hơn tại các ngân hàng khác cũng rất rộng mở. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực quyết định đến sự ổn định và phát triển của NHTM và an toàn của hệ thống NHTM. Việc tạo động lực làm việc cho người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự cần thiết tạo động lực làm việc cho người lao động tại các NHTM tại Việt Nam được thể hiện thông qua các nội dung như sau.

Thứ nhất, công việc ngân hàng rất căng thẳng và áp lực đối với người lao động. Theo báo cáo nhân sự ngành ngân hàng của Navigos Group (2018), thông qua cuộc khảo sát nhân viên các NHTM tại Việt Nam, lý do phổ biến gây ra căng thẳng trong ngành ngân hàng chính là khối lượng công việc rất nhiều (26%), áp lực chỉ tiêu doanh số rất cao (25%) và ngành có rủi ro cao về pháp lý (18%). Cũng theo cuộc khảo sát này, có đến 91% nhân viên các NHTM cho biết họ luôn cảm thấy căng thẳng và áp lực trong công việc. Cần lưu ý rằng, đặc điểm nhân viên trong ngành ngân hàng chiếm đa số là nữ. Chính vì vậy, họ chịu nhiều thiệt thòi trong vai trò trách nhiệm gia đình, bản thân và cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên NHTM thường xuyên phải làm việc từ 9-10 tiếng/ngày, thậm chí có những ngày phải làm tăng giờ khiến áp lực công việc rất lớn.

Thứ hai, nhiều nhân viên tại các NHTM chưa thật sự hài lòng về công việc hiện tại. Theo thống kê của Navigos Group (2018), có đến 50% ứng viên là nhân viên các NHTM tham gia khảo sát cho thấy họ muốn làm việc tại một ngân

hàng/chi nhánh nước ngoài và 31% lựa chọn muốn làm việc cho các NHTM cổ phần. Các lý do chính khiến các nhân viên mong muốn làm việc cho các ngân hàng nước ngoài bởi (i) họ mong muốn được có mức lương cao và nhiều cơ hội thăng tiến hơn, (ii) mong muốn được đối xử công bằng và môi trường làm việc lành mạnh, (iii) mong muốn được sử dụng tiếng Anh trong công việc và làm việc với đồng nghiệp, quản lý người nước ngoài và (iv) mong muốn có nhiều cơ hội đào tạo để phát triển kỹ năng và nghiệp vụ. Điều này cho thấy, một lượng lớn các nhân viên tại các NHTM trong nước tham gia khảo sát đang không thật sự thỏa mãn tại nơi làm việc của mình, đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần có những thay đổi tích cực trong công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình.

Thứ ba, tỷ lệ nghỉ việc của các NHTM Việt Nam đang ở mức rất cao. Theo thống kê của Navigos Group (2018), có 43% NHTM tham gia khảo sát có tỷ lệ nghỉ việc trung bình hằng năm lên tới 11%-20%, 32% NHTM tham gia khảo sát có tỷ lệ nghỉ việc trung bình hằng năm là từ 5-10%, cá biệt có 11% NHTM tham gia khảo sát có tỷ lệ nghỉ việc trung bình hằng năm có tỷ lệ nghỉ việc trên 20%. Điều này khiến cho việc thiếu hụt nhân sự của các NHTM đã trầm trọng nay lại càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến công tác triển khai hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Thứ tư, sự cạnh tranh giữa các NHTM trong việc thu hút nhân lực, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao. Với số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch ngày càng tăng của các NHTM, các NHTM này đang tích cực triển khai tuyển dụng nhân lực để có thể phục vụ cho nhu cầu hoạt động và chiến lược kinh doanh của mình. Trong đó, nhiều NHTM hướng đến đội ngũ nhân lực là những nhân viên đã có kinh nghiệm của các NHTM khác. Bên cạnh đó, nhiều NHTM thiếu hụt đội ngũ cán bộ ngân hàng quản lý cấp cao như đội ngũ quản trị điều hành, lãnh đạo có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lý các vấn đề thực tế, đặc biệt là trong bối cảnh ngành ngân hàng đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0. Điều này dẫn đến các NHTM buộc phải lôi kéo đội ngũ nhân sự từ thị trường lao động và các NHTM khác để đáp ứng nhu cầu của mình, thông qua chế độ đãi ngộ tốt hơn, lương cao hơn và các ưu đãi khác, dẫn đến sự chảy máu nhân sự tại một số NHTM.

cho lao động tại các NHTM Việt Nam. Nếu các NHTM Việt Nam không có những chính sách phù hợp để tạo động lực làm việc cho nhân viên, góp phần tăng sự hài lòng trong công việc, tăng sự gắn bó đối với tổ chức và giữ chân nhân sự, các NHTM có thể sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn để có thể cạnh tranh với các tổ chức khác trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 61 - 63)