Lịch sử phát triển của Chi nhánh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ TÍN DỤNG CủA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG (Trang 50 - 59)

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cao Bằng được thành lập theo Quyết định số 602/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH ngày 15/4/2003.

Từ khi mới thành lập, tổng số cán bộ toàn chi nhánh chỉ có 19 người làm việc trong điều kiện trụ sở ngân hàng tỉnh và huyện phải đi thuê, mượn. Tuy nhiên, sau 17 năm hoạt động, đến nay, chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ 162 cán bộ, người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị đã có trụ sở làm việc ổn định.

Cùng với sự phối hợp của các ban, ngành, tổ chức đoàn thể, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban đại diện Hội đồng quản trị, NHCSXH tỉnh Cao Bằng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm. Theo đó, hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giảm trung bình từ 2-3% và hơn 10.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được vay vốn. Nhờ đó, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng ngày càng phát triển.”

nghiệp vụ tại Hội sở tỉnh và 12 Phòng Giao dịch NHCSXH huyện, 199 điểm giao dịch xã, 2.514 tổ TK&VV phân bố ở tất cả các thôn, xóm trong toàn tỉnh. Tổng nguồn vốn tính tới 31/12/2019 đạt 2589,7 tỷ đồng, tăng 2.490,7 tỷ đồng so với năm 2003. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương 167,8 tỷ đồng, chiếm 6,48% tổng nguồn vốn; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương 8,5 tỷ đồng, chiếm 0,88% tổng nguồn vốn. Thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, Chi nhánh phối hợp với UBND các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ TK&VV thực hiện giải ngân cho 310.666 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, với doanh số cho vay 5.557 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng chính sách tăng trưởng qua từng năm, từ 98 tỷ đồng khi mới thành lập với 2 chương trình tín dụng chính sách, đến 31/12/2019, tổng dư nợ đạt 2.583,4 tỷ đồng, với 13 chương trình tín dụng chính sách, tăng 2.495,4 tỷ đồng, tăng trên 26 lần so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong giai đoạn đạt khoảng 140 tỷ đồng/năm.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Chi nhánh

Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đá, núi non trùng điệp. Tại đây, diện tích rừng chiếm tới hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình này cũng có ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông và tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa. Như vậy, điều kiện tự nhiên của tỉnh Cao Bằng không mấy thuận lợi, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình nơi đây. Việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng cũng bị ảnh hưởng đáng kể, không thuận lợi. Do đó, động lực nâng cao năng lực cho các cán bộ tín dụng cũng không nhiều và chi nhánh không dành nhiều sự quan tâm.

Điều kiện địa hình bất lợi cũng khiến các cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc di chuyển, tới tận nhà người dân vận động, tư vấn. Điều này khiến các cán bộ tín dụng thụ động trong công việc hơn và ngại tiếp xúc với khách hàng.

Cao Bằng là một tỉnh đa văn hóa, gồm nhiều dân tộc đang sinh sống như Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Kinh, Hoa,... Toàn tỉnh có 26 dân tộc anh em cùng chung sống. Tỷ lệ người dân tộc sống tại Cao Bằng chiếm tới 80%. Đa số người dân có trình độ học vấn không cao, hiểu biết pháp luật hạn chế nên có tâm lý e ngại vay vốn ngân hàng. Điều này hạn chế nguồn vốn huy động của chi nhánh và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ tín dụng.

Trong thời gian qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của NHCSXH Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Đặc biệt, toàn thể cán bộ, công nhân viên của Chi nhánh luôn nỗ lực, cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được Tổng Giám đốc và UBND tỉnh giao. Do đó, NHCSXH tỉnh Cao Bằng được chính quyền các cấp và nhân dân ủng hộ nhiệt tình, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách.

Kết quả hoạt động của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017- 2019 như sau:”

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị Giá trị 2018/

2017 (%) Giá trị

2019/ 2018 (%) A Nguồn vốn tín dụng 2306 2443,6 105,96 2589,7 105,9

1 Vốn cân đối từ trung

ương 2175 2227,9 102,43 2302,3 103,3 2 Vốn trực tiếp ưu tiên

đầu tư tại địa phương 10,57 16,6 105,04 22,8 137,3 3 Vốn huy động được

cấp bù lãi suất 119,9 199,1 166 216,2 108,5 4 Vốn huy động của cá

nhân, tổ chức 86,7 156,3 180,27 167,8 107,3 5 Vốn huy động qua tổ

tiết kiệm và vay vốn 33,2 42,8 128,19 48,4 113

B Dư nợ tín dụng 2301 2436,8 105,90 2583,4 106

1 Cho vay hộ nghèo 1195 1235,7 103,40 1259,2 101,9 2 Cho vay hộ cận

nghèo 433 443 102,30 482 108 3

Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

303 357 117,82 378 105,8

4

Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

28 19,1 68,21 12,4 64,9

5

Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 114 120,1 105,35 131,3 109,3 6 Các chương trình cho vay khác 228 261,9 114,86 320,5 122,37 III Chất lượng tín dụng 4,884 4,276 87,5 3,606 84,33 Nợ quá hạn 4,053 3,471 85,64 3,173 91,4 Nợ khoanh 0,831 0,805 96,87 0,433 53,78 C Chỉ tiêu tài chính 1 Tổng thu 164915 170134 103,16 181,9 106,93 2 Tổng chi 118279 120349 101,75 141,3 117,4 3 Chênh lệch thu – chi 46636 48785 104,61 40,6 83,22

Tổng kết báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2017, 2018, 2019

nhiều khởi sắc trong thời gian qua. Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã không ngừng phát triển, phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là đối tượng người nghèo, người có thu nhập khó khăn, qua đó góp phần ổn định kinh tế địa phương.

Kết quả kinh doanh của chi nhánh cụ thể như sau:

Năm 2017:

Tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2017 là 2,306 tỷ đồng, tăng 196 tỷ đồng so với đầu năm 2017. Trong đó: nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về là 2,175 tỷ đồng tăng 130 tỷ đồng so với đầu năm 2017. Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất 119,9 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng so với đầu năm 2017, đạt 95,6% kế hoạch năm 2017. Trong đó: huy động của tổ chức, cá nhân đạt 86,7 tỷ đồng, tăng 54,3 tỷ đồng so với đầu năm 2017 đạt 100% kế hoạch năm . Huy động tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 33,2 tỷ đồng tăng 8,1 tỷ đồng so với đầu năm 2017, đạt 82,9% kế hoạch năm 2017. Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương: 10,5 tỷ đồng, tăng 2,9 tỷ đồng so với đầu năm 2017, đạt 59,6% kế hoạch trung ương giao, có 2 đơn vị: Trùng Khánh và đơn vị thành phố vượt chỉ tiêu kế hoạch giao.

Tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng đạt 2.301 tỷ đồng, tăng 195,1 tỷ đồng so với đầu năm 2017 đạt 99,76% kế hoạch tăng trưởng. Các huyện dư nợ tín dụng cao bao gồm: Bảo Lâm 28,385 tỷ đồng, Hà Quảng 26,681 tỷ đồng, Nguyên Bình 22,078 tỷ đồng, Hòa An 21,875 tỷ đồng, Bảo Lạc 19,676 tỷ đồng và Trùng Khánh 19,548 tỷ đồng.

Nợ quá hạn là 4,053 tỷ đồng tăng 481 triệu đồng so với đầu năm 2017 (+13,5%). Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,18%. Việc xử lý nợ đến hạn được các đơn vị thực hiện đúng quy định, các khoản nợ đến hạn chi nhánh thực hiện thu hồi để cho vay quay vòng, đối với các khoản nợ chưa trả được do vật nuôi, cây trồng chưa đến vụ thu hoạch, hàng hóa chưa bán được,… do nguyên nhân khách quan, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện xem xét cho gia hạn nợ, cho vay lưu vụ kịp thời và theo đúng quy định, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

Năm 2018:

Tổng nguồn vốn đạt 2443,6 tỷ đồng, đạt 93,98% kế hoạch, tăng 137,1 tỷ đồng so với năm 2017. Nguồn vốn cân đối từ Trung ương là 2227,9 tỷ đồng, tăng 51,9 tỷ đồng so với năm 2017. Nguồn vốn huy động của các cá nhân, tổ chức là 156,3 tỷ đồng, tăng 69,5 tỷ đồng so với năm trước, tỷ lệ hoàn thành 124,3% kế hoạch được giao, các huyện huy động tốt như: Hội sở 21,258 tỷ đồng, Bảo Lạc 9,274 tỷ đồng, Thạch An 9,049 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn đạt giá trị 42,8 tỷ đồng, tăng 9,6 tỷ đồng so với năm trước, tỷ lệ hoàn thành 109,2% kế hoạch được giao. Các huyện tăng trưởng tốt như: Hòa An 1,918 tỷ đồng, Thạch An 1,307 tỷ đồng, Quảng Uyên 996 triệu đồng, Nguồn vốn ngân sách địa phương tăng 6 tỷ đồng so với năm 2017, hoàn thành 107% kế hoạch được giao. Các huyện đạt tỷ lệ tăng trưởng cao như: Bảo Lâm 177%, Bảo Lạc 125%, Thạch An 117%.

Số khách hàng dư nợ là 63.846 hộ, dư nợ bình quân đạt 38,2 triệu đồng/ hộ (tăng 2,5 triệu đồng so với năm 2017). Tổng dư nợ cho vay 14 chương trình tín dụng: 2436,8 tỷ đồng, tăng 135,7 tỷ đồng so với năm 2017, hoàn thành 99,98% kế hoạch được giao. Các huyện tăng trưởng dư nợ cao so với đầu năm: Huyện Hà Quảng 21,7 tỷ đồng; huyện Bảo Lâm 15,4 tỷ đồng, huyện Hòa An 15,3 tỷ đồng, huyện Bảo Lạc 13,8 tỷ đồng, huyện Trùng Khánh 12,9 tỷ đồng, Thành phố Cao Bằng 10,3 tỷ đồng, huyện Thạch An 10,2 tỷ đồng.

Chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt công tác thu hồi nợ quá hạn, giao chỉ tiêu cụ thể giảm nợ quá hạn cho từng đơn vị. Đến 31/12/2018 dư nợ quá hạn toàn chi nhánh 3,471 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,14% giảm 583 triệu đồng so với năm trước. Có 5/13 đơn vị tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1% như: Hòa An 0,01%; Hà Quảng 0,03%; Phục Hòa 0,06%; Nguyên Bình 0,06%; Thông Nông 0,09%; 11/13 huyện, thành phố nợ quá hạn giảm so với năm 2017 (riêng huyện Trùng Khánh nợ quá hạn giảm 100% so với năm 2017); 2/13 đơn vị dư nợ quá hạn tăng so với đầu năm ( Hạ Lang, Thạch An). Nợ khoanh 805 triệu đồng giảm 27 triệu đồng so với 2017 chiếm tỷ lệ 0,03% tổng dư nợ.”

Năm 2019:

Tổng nguồn vốn đạt 2.589,7 tỷ đồng, tăng 147,1 tỷ đồng (+6,02%) so với năm 2018, đạt 100% kế hoạch tăng trưởng được giao. Trong đó:

Nguồn vốn cân đối từ Trung ương: 2.302,3 tỷ đồng, tăng 75,5 tỷ đồng so với năm 2018.

Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân: 216,2 tỷ đồng, tăng 59,8 tỷ đồng so với năm 2018, hoàn thành 149,6% kế hoạch tăng trưởng được giao. 13/13 đơn vị hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng được giao, trong đó có các đơn vị tăng trưởng cao như: Hội sở 245,2%, Bảo Lâm 153,2%, Nguyên Bình 147,8%, Trùng Khánh 140,5%.

Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn: 48,4 tỷ đồng, tăng 5,6 tỷ đồng so với năm 2018, các đơn vị tăng trưởng tốt như: Hòa An 1,2 tỷ đồng, Thành phố 1,1 tỷ đồng, Thạch An 0,8 tỷ đồng.

Nguồn vốn ngân sách địa phương: 22,8 tỷ đồng, tăng 6,2 tỷ đồng so với năm 2018 hoàn thành 124% kế hoạch tăng trưởng được giao. Các huyện đạt cao như Thạch An 188%, Thành Phố 157,5%, Trùng Khánh 159%.

Tổng doanh số cho vay trong năm 2019 đạt 870,4 tỷ đồng, tăng 214,3 tỷ đồng so với năm 2018 với 20.145 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ đầu năm.

Tổng doanh số thu nợ trong năm 2019 đạt 723,8 tỷ đồng, bằng 83,2% doanh số cho vay.

Tổng dư nợ đạt 2.583,4 tỷ đồng, tăng 146,6 tỷ đồng (+6,02%) so với năm 2018 với 14 chương trình cho vay tại NHCSXH tỉnh Cao Bằng. Số khách hàng còn dư nợ 60.081 hộ, bình quân mỗi hộ vay đạt 43 triệu đồng/hộ (tăng 4,9 triệu đồng/hộ so với năm 2018), dư nợ tăng chủ yếu ở các chương trình như: Hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo: 89,9 tỷ đồng (61,32%), Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: 26 tỷ đồng (17,74%), Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 23,9 tỷ đồng (16,3%)… Các đơn vị tăng trưởng tốt như huyện Quảng Uyên: 25,6 tỷ đồng, Hòa An: 19,9 tỷ đồng, Hội sở 15,4 tỷ đồng, Hà Quảng 14 tỷ đồng…

Nợ xấu 3.606 triệu đồng chiếm 0,14%/tổng dư nợ, giảm 670 triệu đồng so với năm 2018 trong đó: Nợ quá hạn 3.173 triệu đồng, chiếm 0.12%/ tổng dư nợ, giảm 298 triệu đồng, đơn vị giảm Nợ quá hạn nhiều như Bảo Lâm 129 triệu, Bảo lạc 71 triệu, Thạch An 69 triệu đồng, Thông Nông 52 triệu đồng, Nợ khoanh 433 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,02%/tổng dư nợ, giảm 372 triệu so với năm 2018.

Tỷ lệ thu lãi đạt 100,75% (thu được lãi tồn từ năm trước chuyển sang); các đơn vị thu lãi đạt tỷ lệ cao như Bảo Lạc 101,78%, Hội sở 101,48%, Thông Nông 101,21%, Trùng Khánh 101,16%.

2.1.4. Yêu cầu về năng lực cán bộ tín dụng của Chi nhánh

Giống như cán bộ tín dụng ngân hàng của các ngân hàng thương mại khác, cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng cũng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như sau:

+ Yêu cầu về kiến thức: Cán bộ tín dụng phải có hiểu biết về môi trường kinh doanh như luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội, kinh doanh ngành ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải có kiến thức chuyên môn về ngành ngân hàng, am hiểu các văn bản, quy trình nghiệp vụ, các chương trình kinh doanh của ngân hàng, quy trình giải quyết các vướng mắc cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Cán bộ tín dụng phải có kiến thức về rủi ro kinh doanh ngân hàng và biết cách quản lý các rủi ro đó; có kiến thức về quản lý quan hệ khách hàng; quản lý thực hiện các hoạt động tín dụng; quản lý tài sản và quản lý lưu trữ thông tin,...

+ Yêu cầu về kỹ năng: Cán bộ tín dụng phải có nhận thức rõ ràng, tư duy hệ thống, mở; kỹ năng phân tích, phát hiện vấn đề; kỹ năng phân tích nguyên nhân; kỹ năng xác định phương án giải quyết; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng thay đổi, sáng tạo. Do cán bộ tín dụng phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên yêu cầu có những kỹ năng đối với khách hàng như nắm bắt tâm lý khách hàng; nhận biết nhu cầu, mong muốn của khách hàng; tư vấn, giới thiệu, hướng dẫn khách hàng; giao tiếp với khách hàng; truyền đạt thông tin; đàm phán; giải quyết xung đột và tạo

quan hệ uy tín, tin tưởng với khách hàng.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng cũng phải có các kỹ năng khác như thực hiện quy trình; lập kế hoạch; thực hiện công việc; kiểm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ TÍN DỤNG CủA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w