Hiện nay, công tác đánh giá thực hiện công việc cho cán bộ tín dụng của Ngân hàng được xác định qua “Quy trình thiết lập mục tiêu và đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc” do Hội sở ban hành. Quy trình như sau:
Bước 1: Mục tiêu chung: Mục tiêu năm tài khóa do TGĐ công bố, làm cơ sở mục tiêu cho các đơn vị
Bước 2: Mục tiêu đơn vị: Từ mục tiêu được công bố, TĐV thảo luận, xác lập, thống nhất các mục tiêu chung của Đơn vị với TGĐ, nếu không đồng ý: điều chỉnh lại cho phù hợp
Bước 3: Mục tiêu cá nhân:
- Dựa vào mục tiêu của Đơn vị được TGĐ duyệt, TĐV thỏa thuận các mục tiêu cho các bộ phận trực thuộc với QLTT. NLĐ và QLTT cùng tiến hành thảo luận và đưa ra mục tiêu thực hiện cho từng cá nhân .
- QLTT cùng NLĐ thống nhất các mục tiêu.
- Tiến trình này được thực hiện theo cách tiếp cận từ trên xuống dưới, chỉ tiêu được giao bởi cán bộ quản lý và thỏa thuận với NLĐ cấp dưới.
Bước 4: Thực hiện: Trong quá trình làm việc mỗi cá nhân thực hiện mục tiêu của mình, phối hợp với đồng nghiệp cùng hướng tới mục tiêu chung của bộ phận và của ngân hàng.
Bước 5: Kiểm soát: Để mục tiêu hoàn thành đúng chất lượng, thời gian, số lượng, cấp QLTT cần kiểm soát hướng dẫn, đào tạo NLĐ trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu.
Bước 6: Đánh giá
- NLĐ tự đánh giá hiệu quả làm việc căn cứ vào mục tiêu đã đề ra và công việc phát sinh dựa vào những bằng chứng cụ thể ghi lại trên mẫu đánh giá.
- QLTT dựa vào bản tự đánh giá của NLĐ, dựa vào sự quan sát, những thông tin ghi nhận trong suốt năm để đánh giá. Cùng NLĐ xem xét, thảo luận, thống nhất đánh giá.Nhấn mạnh điểm mạnh, yếu của cấp dưới để cùng phân tích.
Bước 7: Ghi nhận và bồi dưỡng phát triển cá nhân
- Hai bên ký tên vào bảng đánh giá cuối cùng, kế hoạch phát triển chuyên môn cá nhân và tổng kết đánh giá được niêm phong và gửi về Phòng Quản lý nhân sự để trình duyệt.
- Ghi nhận kết quả của đánh giá và bắt đầu cho một quy trình đánh giá mới.”
Theo quy trình đó, công tác đánh giá thành tích tại Chi nhánh được thực hiện thường xuyên hàng quý để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và làm cơ sở để xét khen thưởng, thi đua của ngành cũng như của chi nhánh. Từ đó, thức đẩy sự thi đua của các cán bộ tín dụng khác và các cán bộ khác trong đơn vị. Tình hình hiệu quả cho vay và huy động vốn của Ngân hàng theo từng trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng như sau:
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp số dư cho vay, số dư tiền gửi của cán bộ tín dụng giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: tỷ đồng, người
Số TT Trình độ chuyên môn
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số cán bộ tín dụng (người) Số dư cho vay (tỷ đồng) Số dư tiền gửi (tỷ đồng) Số cán bộ tín dụng (người) Số dư cho vay (tỷ đồng) Số dư tiền gửi (tỷ đồng) Số cán bộ tín dụng (người) Số dư cho vay (tỷ đồng) Số dư tiền gửi (tỷ đồng) 1 Thạc sỹ 01 6 4 2 Đại học 15 250 45 22 310 79,3 30 414,4 145,2 3 Cao đẳng 12 170 41 13 205,6 46 11 235 41 4 Trung cấp 20 218,2 33,9 17 210 31 15 215 26 Tổng 47 638,2 119,9 52 725,6 156,3 57 870,4 216,2
Nhìn bảng trên ta thấy, số lượng CBCNV tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng có trình độ thạc sĩ và đại học có xu hướng tăng, theo đó, tổng số tiền huy động được và cho vay cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2017 và 2018, Chi nhánh không có cán bộ nào có trình độ thạc sĩ, năm 2019, Chi nhánh có 01 cán bộ tín dụng có trình độ thạc sĩ, cho vay được 6 tỷ đồng và huy động được 4 tỷ đồng tiền gửi. Với trình độ đại học, số lượng cán bộ tín dụng tăng từ 15 người năm 2017 lên 22 người năm 2018 và 30 người năm 2019; tổng số tiền cho vay cũng tăng từ 250 tỷ đồng năm 2017 lên 310 tỷ đồng năm 2018 và 414,4 tỷ đồng năm 2019; tổng số tiền gửi huy động được cũng tăng từ 45 tỷ đồng năm 2017 lên 79,3 tỷ đồng năm 2018 và 145,2 tỷ đồng năm 2019. Số lượng cán bộ tín dụng có trình độ cao đẳng, trung cấp của Chi nhánh có xu hướng giảm nhưng hiệu quả về số tiền cho vay và số tiền gửi huy động được đều tăng. Như vậy, có thể thấy rằng năng suất làm việc của các cán bộ tín dụng của Chi nhánh đều khá cao qua các năm.
Hiện nay, hệ thống đánh giá thành tích hàng tháng cho cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng theo phương pháp thanh đo hành vi, gồm Bảng chấm công (do phòng Tổ chức – Hành chính tổng hợp trên cơ sở tổng hợp Bảng chấm công của phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ Tín dụng), Bảng xếp loại nhân viên (do Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ Tín dụng thực hiện hàng tháng). Cán bộ tín dụng được đánh giá xếp loại qua báo cáo cá nhân hàng tháng dựa trên kết quả thực hiện công việc của mình đảm nhiệm và được xếp loại A, B, C, D (tương ứng với mức chấm điểm xếp loại trên 90 điểm; từ 80-90 điểm; từ 70-80 điểm và dưới 70 điểm) dựa vào các tiêu chí xếp loại như sau:
- Tỷ lệ số công việc hoàn thành/số công việc phải thực hiện trong tháng; - Tiến độ hoàn thành công việc: hoàn thành đúng thời hạn hay không;
- Thái độ làm việc: Nghiên cứu văn bản, tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện công việc được giao;
- Ý thức chấp hành kỷ luật lao động, các nội quy, quy định của cơ quan. Chi nhánh còn sử dụng Phiếu đánh giá để đánh giá thành tích hàng năm của cán bộ tín dụng. Trong đó, cán bộ tín dụng tập trung đánh giá vào khả năng thực hiện công việc chuyên môn được giao.
Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ tín dụng tại Chi nhánh theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 2017-2019 được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Đánh giá, phân loại Cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 – 2019 Năm Tổng số cán bộ tín dụng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A) Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (C) Không hoàn thành nhiệm vụ (D) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượn g Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2017 47 31 65,96 12 25,53 4 8,51 0 0 2018 52 34 65,38 15 28,85 3 5,77 0 0 2019 57 38 66,67 18 31,58 1 1,75 0 0
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính tổng hợp, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng
Theo bảng số liệu trên, số lượng cán bộ tín dụng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (Loại A) chiếm đa số trong các năm, cao trên 65%. Cụ thể, năm 2017 chiếm 65,96%; năm 2018 chiếm 65,38% và năm 2019 chiếm 66,67%. Số lượng cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ (Loại B) cao thứ hai, chiếm lần lượt 25,53%; 28,85% và 31,58%. Số lượng cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (Loại C) chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm từ năm 2017 đến năm 2019. Theo đó, năm 2017, chỉ còn 4 cán bộ tín dụng, chiếm 8,51% xếp Loại C năm 2017; 5,77% tương đương với 3 cán bộ tín dụng xếp loại C năm 2018 và năm 2019, chỉ có 01 cán bộ tín dụng xếp Loại C, tương đương với 1,75%. Điều đáng mừng là trong cả 3 năm, không có cán bộ tín dụng nào xếp loại D, không hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, đa số cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng đều hoàn thành xuất sắc và tốt nhiệm vụ được giao. Có được kết quả này là nhờ chi nhánh đã xây dựng hệ thống các tiêu chí nhằm xác định, đo lường, đánh giá những đóng góp của cán bộ tín dụng cho tổ chức bằng cách so sánh với tiêu chuẩn đặt ra. Để đánh giá thực hiện công việc, cơ quan đã dựa trên ba yếu tố: các tiêu chí chuẩn
thực hiện công việc; đo lường sự thực công việc theo các tiêu thức trong tiêu chí; thông tin phản hồi đối với cán bộ tín dụng.
Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ tín dụng cho biết vị trí hiện tại của các cán bộ có phù hợp hay không, từ đó chi nhánh sẽ có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại công việc sao cho hiệu suất công việc hoàn thành tốt nhất. Kết quả xếp loại này cũng được sử dụng để thưởng thêm cho các cán bộ tín dụng theo tháng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.8. Mức lương trả thêm sau khi đánh giá thành tích cho cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 – 2019
Đvt: triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Cán bộ tín dụng giữ chức vụ quản lý 2,25 2,85 3,5 Cán bộ tín dụng làm nghiệp vụ chuyên môn 1,56 1,68 1,75 Cán bộ tín dụng hợp đồng 0,7 0,92 1,45
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính tổng hợp, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng
Qua bảng trên, có thể thấy mức lương trả thêm về công tác đánh giá thành tích ta thấy được có sự phân cấp trong quá trình đánh giá thành tích. Mặc dù mức trả thêm tăng qua các năm nhưng vẫn chưa có sự công bằng giữa các cán bộ tín dụng đảm nhiệm chức vụ quản lý và cán bộ tín dụng hợp đồng. Đối với cán bộ tín dụng giữ chức vụ quản lý, do họ có phải có thêm trách nhiệm với công việc và nhân viên nên tiêu chí đánh giá thành tích cho các cán bộ này sẽ khác và tiền thưởng cũng cao hơn. Năm 2017, cán bộ tín dụng giữ chức vụ quản lý được thưởng thêm 2,25 triệu đồng; năm 2018 được thưởng thêm 2,85 triệu đồng và năm 2019 là 3,5 triệu đồng. Đối với cán bộ tín dụng làm nghiệp vụ chuyên môn, năm 2017 được thưởng thêm 1,56 triệu đồng; năm 2018 được thưởng thêm 1,68 triệu đồng và năm 2019, được thưởng thêm 1,75 triệu đồng. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng hợp đồng chỉ được thưởng hàng tháng năm 2017 là 700 nghìn đồng; năm 2018 là 920 nghìn đồng và năm 2019 là 1,45 triệu đồng. Có thể thấy tiền thưởng sau khi đánh giá thành tích giữa cán bộ tín dụng chính thức và cán bộ tín dụng hợp đồng chênh lệch nhau khá lớn.
cán bộ tín dụng đó là cá nhân tự làm bản đánh giá nhận xét; trưởng phòng tổ chức họp, đánh giá nhận xét của tập thể; thống nhất xếp loại cho cá nhân đó, kết quả được ghi vào biên bản, báo cáo cho Giám đốc chi nhánh để đánh giá, nhận xét cuối cùng. Kết quả đánh giá cán bộ tín dụng được công khai trước toàn thể cán bộ, nhân viên của chi nhánh tại buổi họp cuối năm của đơn vị.
Bên cạnh khen thưởng, việc đánh giá, xếp loại thành tích cán bộ tín dụng cũng được sử dụng làm cơ sở để kỷ luật các cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, đa số các cán bộ tín dụng của chi nhánh đều chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Các trường hợp xếp Loại C được nhắc nhở nhẹ nhàng, không trường hợp nào bị kỷ luật.