Văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 37 - 38)

Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.

Sau khi Luật CBCC số 22/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, các văn bản liên quan đến tổ chức thực hiện công tác ĐTBD CBCC được soạn thảo và ban hành khá đầy đủ, kịp thời như:

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức;

- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2011- 2015; Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho công tác ĐTBD CBCC; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/ NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức…

Có thể nói các văn bản đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới toàn diện trên các mặt: chế độ ĐTBD CBCC; tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức và quản lý ĐTBD CBCC, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CBCCVC trong hoạt

động ĐTBD; đổi mới hình thức và nội dung các chương trình ĐTBD nhằm nâng cao kỹ năng hành chính cho công chức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức; tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát chất lượng ĐTBD CBCCVC. Những nội dung đó đã góp phần:

- Làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của các cấp các ngành và chính bản thân công chức về chức năng, nhiệm vụ của hoạt động ĐTBD CBCC. Hoạt động ĐTBD CBCC có bước chuyển từ việc tập trung vào mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn quy định sang trang bị, kiến thức kỹ năng, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức.

- Giúp hình thành một tầm nhìn, một khuôn khổ pháp lý để thực hiện hoạt động ĐTBD CBCC một cách khoa học, hiệu quả.

- Tạo cơ chế năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức và bản thân công chức trong việc ĐTBD nâng cao năng lực hoạt động và thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị.

1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 37 - 38)