Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 64 - 66)

dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Thuế

Xây dựng kế hoạch đào tạo là việc xác định đối với nhu cầu đào tạo của công chức thì họ phải tham gia vào các khóa ĐTBD nào phù hợp để bảo đảm rằng sau khóa học họ thực hiện công việc tốt hơn. Cần xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể xây dựng đội ngũ CBCC. Từ kế hoạch này, từng đơn vị xây dựng kế hoạch của mình theo hướng mọi kế hoạch phải gắn với nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ.

Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch ĐTBD CBCC có vai trò định hướng cho việc chuẩn bị các điều kiện cho công tác ĐTBD đạt được kết quả

cao. Căn cứ yêu cầu công tác quản lý thuế, Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; Đề án phát triển nguồn nhân lực Thuế và hướng dẫn xây dựng kế hoạch ĐTBD của Bộ Tài chính; kết quả thực hiện kế hoạch ĐTBD công chức thuế của năm trước và hiện trạng cơ cấu, chất lượng đội ngũ công chức thuế, ngay từ quý III hàng năm, Vụ Tổ chức cán bộ,Tổng cục Thuế xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTBD hàng năm và dài hạn. Vụ Tổ chức cán bộ,Tổng cục Thuế lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan, trình lãnh đạo Tổng cục phê duyệt và giao cho các đơnvị thực hiện. Đồng thời, Tổng cục Thuế

giao cho Vụ Tổ chức cán bộ là đầu mối để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Cục thuế các tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc Tổng cục xây dựng và thực hiện

kế hoạch ĐTBD CBCC. Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ĐTBD nghiệp vụ thuế cho CBCC của Cục thuế hàng năm và báo cáo Tổng cục Thuế theo quy định. Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, Cục thuế các tỉnh có trách nhiệm tổ chức ĐTBD nghiệp vụ thuế cho CBCC theo phân cấp của Tổng cục Thuế.

Có thể nói, Tổng cục Thuế đã nêu rõ định hướng, chủ trương của ngành

trong công tác ĐTBD hàng năm, đồng thời tập trung hướng dẫn nội dung bồi dưỡng và phương thức triển khai thực hiện.

Về đào tạo chuyên môn: Theo quy định tại Quyết định số 148/QĐ-BTC

chi hỗ trợ cho CBCC đi đào tạo chuyên môn, song Thủ trưởng cơ quan Thuế quyết định trên cơ sở nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị được phân cấp quản lý hàng năm nên thực tế số lượng cán bộ được cử đi đào tạo chuyên môn nhất là đào tạo sau đại học thấp hơn thực tế số lượng CBCC đã được đào tạo -

điều đó thể hiện tinh thần ham học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được cơ quan giao phó. Đầu năm, nhiều đơn vị đã thông báo để các cá nhân có đủ tiêu chuẩn đăng ký nhu cầu đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ để đơn vị lên dự toán bố trí kinh phí hỗ trợ đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ sau khi trúng tuyển. Thậm chí đối với một số đơn vị có nguồn kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được tạo điều kiện cho các CBCC sau khi thi đỗ thạc sỹ, tiến sỹ vẫn được hỗ trợ kinh phí mà không cần bắt buộc phải đăng ký từ đầu năm để lập dự toán.

Về đào tạo lý luận chính trị: Tổng cục Thuế thực hiện theo chương trình của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các tỉnh đưa ra; cử CBCC theo học để nâng cao trình độ lý luận chính trị đảm bảo theo tiêu chuẩn bổ nhiệm, quy hoạch...qua đó tạo cơ sở để các CBCC có đầy đủ bằng cấp về lý luận chính trị khi bổ nhiệm.

Về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức: Nhiều Cục Thuế trên cơ sở kế hoạch đã được Tổng cục Thuế phê duyệt và nguồn kinh phí đã lên dự toán hàng năm đã chủ động liên hệ với các Trường chính trị của địa phương, Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính... mở các lớp bồi dưỡng theo ngạch QLNN, cập nhật

kiến thức để đáp ứng yêu cầu thực tế của đơn vị. Không ít đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ngoài giờ hành chính (vào buổi tối trong tuần, thứ bảy, chủ nhật) để không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn đã rất bận rộn nhất là đối với các Cục Thuế lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh....

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng là khâu cuối

cùng trong công tác ĐTBD song có ý nghĩa quan trọng đến kết quả của công tác đào tạo bồi dưỡng mang lại cũng như đến việc điều chỉnh xây dựng kế hoạch ĐTBDcủa những năm tiếp theo. Căn cứ vào kế hoạch đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt do Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo sau khi tổng hợp kế hoạch ĐTBD của các đơn vị trong Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ giữ vai trò điều phối, các đơn vị phối hợp triển khai như Vụ Tuyên truyền hỗ trợ chủ trì tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng công tác

tuyên truyền hỗ trợ, viết tin bài; Vụ Thanh tra chịu trách nhiệm về bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, thanh tra, kế toán và kế toán nâng cao cho cán bộ là công tác thanh tra kiểm tra; Vụ Dự toán thu thuế chịu trách nhiệm về bồi dưỡng kỹ năng dự báo và phân tích số thu...riêng trường Nghiệp vụ thuế giữ vai trò trung tâm của công tác ĐTBD với cơ sở vật chất là Phân hiệu tại tỉnh Thừa Thiên Huế với khả năng đào tạo tại một thời điểm khoảng 1000 học viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 64 - 66)