Nền hành chính của Pháp là một nền hành chính truyền thống, theo mô hình tập trung. Để thích nghi với sự thay đổi thường xuyên của môi trường trong và ngoài nước, nền hành chính Pháp đang chuyển mình, thay đổi cho phù hợp với quá trình nhất thể hóa ở Châu Âu. Kinh nghiệm QLNN của Pháp trên các lĩnh vực là một trong những tham khảo đầy hữu ích cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có lĩnh vực QLNN về ĐTBD CBCC.
Tại Tổng cục Tài chính công Pháp thực hiện triển khai đào tạo ở 3 cấp:
- Cấp quốc gia:
Trường Tài chính công quốc gia (École Nationale des Finances Publiques, viết tắt là ENFiP) là đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
ĐTBD; đảm nhiệm hoạt động đào tạo ban đầu cho cán bộ mới, hoạt động ĐTBD và tổ chức thi tuyển công chức vào Tổng cục Tài chính công. ENFiP được điều hành bởi Giám đốc Trường đồng thời là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tài chính công - điều này thể hiện quan điểm đặc biệt coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành tài chính nói riêng và nền hành chính công nói chung của Cộng
hòa Pháp.
Cơ cấu tổ chức của ENFiP gồm 4 Ban: Ban tuyển dụng; Ban Đào tạo ban đầu; Ban ĐTBD nâng cao; Ban điều phối và nguồn nhân lực.
ENFiP có 4 cơ sở đào tạo ban đầu đặt tại Noisiel, Lyon, Toulouse, Clermont Ferrand, ngoài ra còn có Trung tâm đào tạo nghiệp vụ tại Nevers và một Trung tâm thi tuyển tại Lille.
- Cấp vùng: DGFiP có 09 trung tâm đào tạo liên vùng và các chi nhánh
của các trung tâm đào tạo liên vùng nằm rải rác khắp cả nước, nhằm tạo thuận lợi cho công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại các vùng.
- Cấp tỉnh: Ở cấp tỉnh, các Cục Tài chính công cấp tỉnh có thể tự tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ của mình trên cơ sở nhu cầu của công chức và nhu cầu của địa phương. Giảng viên tham gia đào tạo tại địa phương thường chính là các công chức đang làm việc tại Cục Tài chính công cấp tỉnh.
Để công tác ĐTBD có hiệu quả, tại Trường Tài chính công Quốc gia đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đào tạo nói chung trong đó bao gồm cả công tác quản lý giảng viên. Hiện nay, Trường đang sử dụng các phần mềm quản lý đào tạo như: FLORE, GASEL, OPUS, DIESE,… Trong đó: FLORE là công cụ duy nhất để quản lý hoạt động đào tạo của DGFiP, tập hợp tất cả các khóa đào tạo tập trung hoặc từ xa; GASEL là công cụ số hóa giúp thu thập nhu cầu đào tạo; tập hợp hồ sơ ứng viên làm giảng viên; soạn thảo kế hoạch đào tạo; OPUS là ứng dụng để lập kế hoạch các
khóa đào tạo bao gồm cả kế hoạch giảng dạy của giảng viên; DocENFiP là ứng dụng quản lý tài liệu, giúp giảng viên, học viên tìm kiếm thông tin khóa đào tạo; DIESElà ứng dụng đánh giá khóa đào tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giúp cho ENFiP có thể dễ dàng quản lý và điều phối các hoạt động và đặc biệt là các nội dung liên quan đến giảng viên, tạo sự chủ động cho Trường cũng như giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
ENFiP có khoảng 40% cán bộ là giảng viên chuyên trách giảng dạy tại ENFiP (có thể gọi là lực lượng giảng viên cơ hữu), bên cạnh đó còn có lực lượng giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy tại Cục Tài chính công cấp vùng và cấp tỉnh. Giảng viên tham gia giảng dạy các khóa học của Trường Tài chính công quốc gia (ENFiP) chủ yếu là các cán bộ đã làm việc tại các đơn vị chức năng được tuyển về làm giảng viên, họ có cả kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm. Giảng viên làm việc tại trường ‘‘được trả lương như những chuyên viên làm việc trong Tổng cục Tài chính công, vì vậy, họ được hưởng chế độ phụ cấp cao hơn so với chuyên viên làm việc trong các phòng ban thuộc Cục Tài chính công cấp vùng/tỉnh, đây cũng có thể xem là yếu tố khuyến khích trong công tác tuyển dụng giảng viên.
Ngược lại, đối với các cơ sở đào tạo địa phương, các khóa học do địa phương tự tổ chức không có sự hỗ trợ của ENFiP thì giảng viên giảng dạy là các cán bộ có ngạch cao hoặc cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, nhiệm vụ giảng dạy cũng được coi như nhiệm vụ thường xuyên, do đó thông thường không được hưởng chế độ phụ cấp giảng dạy. Để trở thành giảng viên của Trường công chức phải đạt một số yêu cầu nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm.