Kinh nghiệm Tổng cục Thuế Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 42 - 44)

Tại Nhật Bản, công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ Tổng cục Thuế được triển khai bởi Trường thuế Quốc gia (National Tax College - NTC).

NTC là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế Nhật Bản, thực hiện nhiệm vụ đào tạo kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công chức tại Tổng cục Thuế của Nhật Bản. NTC hiện nay bao gồm ở cấp trung ương là Văn phòng Kasumigaseki và Khu đào tạo Wako, tại địa phương là 12 Trung tâm đào tạo khu vực trên khắp Nhật Bảntương đương với 12 Cục thuế vùng.

Cơ quan thuế của Nhật Bản sử dụng hệ thống đào tạo cán bộ xoay quanh ba trụ cột: (1) các chương trình đào tạo nhóm do NTC cung cấp, (2) đào tạo tại chỗ (OJT) dành cho cán bộ mới do các cán bộ thuế với vai trò là người hướng dẫn trong quá trình làm việc hàng ngày, (3) các khóa học đào tạo nhóm được tổ chức tại địa phương nơi công chức thuế làm việc.

NTC còn đào tạo người mới tốt nghiệp từ các trường trung học và đại học để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ với vai trò là công chức thuế mới cũng như cung cấp các chương trình đào tạo cập nhật kiến thức cho công chức thuế đang công tác trong ngành.Ngoài ra, NTC còn tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, thực hiện các khảo sát học tập và nghiên cứu về thuế

trong khi cung cấp các chương trình đào tạo quốc tế cho cán bộ thuế ở nước ngoài, chủ yếu là cán bộ thuế các nước thuộc châu Á (trong đó có Việt Nam).

Hàng năm, Phòng nhân sự của Tổng cục Thuế gửi công văn về chương trình đào tạo đến Trường Thuế, nêu rõ mục đích, nội dung, đối tượng, số lượng cán bộ cần đào tạo... trong năm. Trên cơ sở đó, Trường Thuế triển khai công tác đào tạo: lập kế hoạch đào tạo, đề xuất môn học, thời lượng, chương trình tổ chức đào tạo, số giờ học, công tác giáo vụ, dự kiến giáo viên giảng dạy, thời gian giảng dạy...

Mỗi khoá đào tạo đều có giáo trình, tài liệu cho học viên; có chương trình khung và nội dung chủ yếu cần phải giảng dạy đối với từng môn học cho giảng viên. Ngoài ra giáo viên còn có sổ tay hướng dẫn các môn học để giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng, từng khoá học.

Giảng viên tham gia giảng dạy gồm các nguồn: giảng viên của Trường Thuế; giảng viên là các cán bộ có chức danh đang công tác tại Tổng cục Thuế, Cục Thuế địa phương; giảng viên của các trường đại học/các chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực. Do giảng viên chính tham gia giảng dạy đều là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm của ngành, vì vậy Trường không đi sâu vào chương trình đào tạo giảng viên về chuyên môn, việc nâng cao trình độ

chuyên môn chủ yếu do giảng viên tự nghiên cứu. Trong một số khóa học có các môn học chuyên ngành như nghiệp vụ ngoại thương, kế toán, hợp đồng ngoại thương, tiếng Anh,… Trường sẽ mời giảng viên bên ngoài ngành để giảng dạy. Hầu hết những giảng viên này là các giáo sư của các trường đại học có chuyên môn sâu về môn học đó. Giảng viên mời ngoài chỉ đảm nhận một hoặc một vài môn học được yêu cầu, còn toàn bộ khóa học vẫn do giảng viên của Trường phụ trách. Các giảng viên làm việc tại Trường cũng được đảm bảo các chế độ về tiền lương, thưởng, phụ cấp,... tương tự như công chức thuế làm việc tại các bộ phận chức năng và theo ngạch, bậc công chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 42 - 44)