Quản lý nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 66 - 69)

dưỡng tại Tổng cục Thuế

- Về nội dung chương trình đào tạo:

Trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế và yêu cầu tại các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục Thuế. Do đó, Tổng cục Thuế tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập huấn các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đồng thời tiếp tục ĐTBD theo chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 và những năm tiếp theo nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu

chuẩn chức danh như: đào tạo chuyên môn (đại học, sau đại học); bồi dưỡng ngạch công chức hành chính; bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thuế

(ngạch kiếm tra viên thuế, kiểm tra viên trung cấp thuế); bồi dưỡng lý luận chính trị; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương; kiến thức ngoại ngữ, tin học; Tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thuế cho công chức Thuế. Đặc biệt chú trọng vào tập huấn các quy trình quản lý thuế; bồi dưỡng kỹ năng cơ bản đối với một số chức năng quản lý thuế chính như: Tuyên truyền Hỗ trợ, Kê khai và kế toán thuế, Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Thanh tra, kiểm tra Thuế và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu đối với 04 chức năng chính của thuế. Tổ chức các hội nghị tập huấn trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ, triển khai áp dụng các nội dung mới của Pháp luật về Quản lý Thuế.

- Về công tác xây dựng giáo trình, tài liệu bồi dưỡng:

Để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC, Tổng cục Thuế đã thực hiện triển khai rà soát, cập nhật, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng, cụ thể như sau: Chương trình, tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức ngạch Kiểm tra viên trung cấp thuế; Chương trình, tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức ngạch Kiểm tra viên thuế; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức ngạch Kiểm tra viên chính thuế; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức mới tuyển dụng vào ngạch hành chính và ngạch khác mới được tuyển dụng vào...Tổng cục Thuế giao Trường nghiệp vụ Thuế có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn thực hiện và cập nhật chương trình, tài liệu ĐTBD đã được Tổng cục phê duyệt và

ban hành.

Nhìn chung, các chương trình ĐTBD đã đảm bảo trang bị kiến thức cơ bản đồng thời góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC.

2.3.6.Quản lý xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên tại Tổng cục Thuế

Hiện nay, giảng viên tham gia giảng dạy tại các khóa ĐTBD cho

CBCC Tổng cục Thuế được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1: Giảng viên kiêm chức Tổng cục Thuế (Giảng viên kiêm chức của Cơ quan Tổng cục Thuế và Cục Thuế). Nhóm 2: Giảng viên cơ hữu thuộc Trường Nghiệp vụ Thuế (bao

gồm công chức làm nhiệm vụ giảng viên và giảng viên). Nhóm 3: Giảng viên thỉnh giảng bên ngoài từ các Trường Đại học, các đơn vị ngoài ngành đối với một số chương trình ĐTBD thuộc các lĩnh vực về quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng hành chính nhà nước.

Với mục tiêu xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách, kiêm nhiệm bằng nhiều biện pháp và hình thức (kết hợp các công chức có khả năng sư phạm với công chức có trình độ, kinh nghiệm quản lý thuế), công tác định hướng kế hoạch quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên của ngành đã đạt được những kết quả bước đầu. Tổng cục Thuếđã xây dựng được đội ngũ giảng viên kiêm chức, cơ hữu đáp ứng cơ bản một phần nhu cầu ĐTBD.

Qua khảo sát và thống kê tại cơ quan Tổng cục Thuế cho thấy: trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên của Tổng cục Thuế đa dạng và có xu hướng tăng lên, giai đoạn 2013-2015, trình độ đào tạo của giảng viên của ngành ngày càng được nâng lên, số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ tăng nhanh và hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao 223 giảng viên, tương đương 29% trong tổng số giảng viên của ngành. Giảng viên có trình độ tiến sĩ cũng tăng lên 14 người, số lượng giảng viên có trình độ đại học giảm từ 622 người năm 2010 xuống còn 529 người trong năm 2015. Số lượng giảng viên có trình độ ngày càng cao chính là một lợi thế trong việc nghiên cứu, tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy.

- Hiện nay, cơ cấu đội ngũ giảng viên của ngành chủ yếu là giảng viên kiêm chức, giảng viên cơ hữu có 8 người thuộc biên chế Trường Nghiệp vụ Thuế. Đây là những công chức có kiến thức về lý luận chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt và có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế do đó có khả năng phát huy tốt trong công tác giảng dạy.

- Đội ngũ giảng viên hầu hết là những công chức Thuế lâu năm, có kinh nghiệm thực tế và gắn bó với Tổng cục Thuế sẽ là điều kiện thuận lợi khi tận dụng, phát huy được tâm huyết của đội ngũ này với công tác ĐTBD cho các thế hệ công chức Thuế kếcận.

- Với việc phân cấp lựa chọn, quản lý đội ngũ giảng viên kiêm chức

cho các Cục Thuế đã tạo sự chủ động trong việc lựa chọn và phân bổ nguồn lực công chức tham gia công tác ĐTBD của từng địa phương.

- Công tác lựa chọn đội ngũ giảng viên kiêm chức thời gian qua đã đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và chất lượng giảng viên dần được tăng lên, giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế, sẽ là điều kiện thuận lợi trong công tác ĐTBD của ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)