Tăng cường đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 96 - 98)

2020.

3.2.8. Tăng cường đội ngũ giảng viên

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên: Xác định rõ thực trạng nguồn lực giảng viên Tổng cục Thuế kết hợp với thực hiện phân tích công việc, xây dựng, ban hành bản mô tả việc làm, tiêu chuẩn chức danh với giảng viên Tổng cục Thuế. Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên.

- Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên: Giảng viên nói chung phải đáp ứng được tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn cụ thể về trình độ và loại bằng cấp đối với giảng viên của ngành. Xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho người học những

thông tin, kiến thức thiết thực. Với người giảng viên thì tác phong rất quan trọng để CBCC thuế học tập, làm theo. Việc xây dựng tư thế, tác phong làm

việc của công chức thuế nói chung hay giảng viên Tổng cục Thuế nói riêng

đã được quy định và thực hiện trong “10 điều kỷ luật của cán bộ Thuế’’

“Những tiêu chuẩn cần Xây và những điều cần Chống đối với công chức, viên chức Tổng cục Thuế”; Luôn coi trọng, xây dựng và giữ gìn các giá trị

theo Tuyên ngôn Tổng cục Thuế, luôn hướng tới học viên để có cách giảng hiệu quả nhất.

Ngoài ra, đội ngũ giảng viên cần được ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ ở các nước phát triển, nhất là đi học tập và thực hiện chuyển giao công nghệ đào tạo hiện đại. Các giảng viên phải là những người trước tiên được tiếp xúc với cách tổ chức quản lý công việc và quy trình ĐTBD của các nước phát triểnvới hệ thống quản lý thuế tiên tiến.

- Về tuyển dụng, phân công nhiệm vụ, phân cấp và phát triển giảng viên: Tuyển dụng giảng viên cơ hữu Tổng cục Thuế có thể thực hiện theo 2

cách: tuyển dụng mới từ nguồn bên ngoài và điều động, luân chuyển tạo nguồn giảng viên cơ hữu từ trong nội bộ Tổng cục Thuế. Với giảng viên kiêm chức Tổng cục Thuế là phân công, giao nhiệm vụ giảng viên.

Trước mắt, có thể hình thành nguồn giảng viên cơ hữu từ nguồn lực công chức tại Tổng cục Thuế nhiều kinh nghiệm thông qua công tác điều động, luân chuyển thực hiện nhiệm vụ giảng viên cơ hữu để đáp ứng ngay nhu cầu giảng viên cơ hữu. Cụ thể, với các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế, có thể thực hiện việc điều động, luân chuyển công chức có kinh nghiệm về làm nhiệm vụ giảng viên cơ hữu một thời gian nhất định tại Trường Nghiệp vụ Thuế, tương tự Tổng cục Tài chính công Pháp đang áp dụng hiện nay.

Kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Nghiệp vụ Thuế đến năm 2020 gồm: 02 Phòng, 03 Khoa và 02 Phân hiệu; Đảm bảo biên chế của Trường khoảng 100-150 công chức, viên chức, trong đó:

- 60-70% là giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức, hàng năm đảm nhiệm được 100% các nội dung đào tạo, bồi dưỡng về chính sách thuế và chức năng quản lý thuế, 30% các nội dung bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước và các kỹ năng hành chính thuộc chương trình bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thuế, 30% các nội dung bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp đội thuế thuộc các lớp do Trường tổ chức.

- 30-40% đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và quản lý nội bộ có trình độ chuyên môn quản lý tốt, chuyên sâu, chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Tổng cục Thuế cần chú trọng mời giảng viên thỉnh giảng, giảng viên kiêm chức đủ về số lượng, có bề dầy kinh nghiệm quản lý và năng lực công tác thực tiễn bao gồm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị công tác trong ngành, trong địa phương có kinh nghiệm thực tiễn, giỏi về lý thuyết và thực hành,

các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực có liên quan đến thuế để truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng theo từng vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)