Chất lượng cán bộ công chức tại Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 52 - 58)

Chiến lược cải cách hệ thống thuế các giai đoạn đã đề ra với 3 nền tảng cơ bản “thể chế - con người - công nghệ thông tin” trong đó con người là yếu tố trung tâm, quyết định tới mọi thành công của cải cách hệ thống thuế.

Bên cạnh việc đổi mới công tác ĐTBD và nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào đòi hỏi phải đạt một trình độ kiến thức nhất định về tài chính, kế toán, tin học, ngoại ngữ, có phẩm chất và đạo đức tốt, Tổng cục Thuế đã chú trọng đến công tác đào tạo, đào tạo lại đối với số công chức hiện đang công tác về tài chính, kế toán và thường xuyên bồi dưỡng về chính sách thuế hiện hành, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học…

Cùng với việc ĐTBD cho công chức ở trong nước, Tổng cục Thuế đã quan tâm, lựa chọn công chức có đủ kiến thức, khả năng cử tham gia các

chương trình đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài. Đồng thời, mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên sâu.

Từ năm 2011 đến năm 2015 chất lượng nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế không ngừng được nâng cao, số lượng CBCC có trình độ đào tạo đại học và trên đại học tăng lên theo các năm. Điển hình, năm 2011 số lượng CBCC có trình độ trên đại học là 264 người, đến năm 2015, đã là 1.971 người tăng gấp 7 lần so với năm 2011. Số lượng có trình độ trung cấp giảm mạnh từ 13.684 năm 2011 xuống còn 7.992 năm 2015 trình độ khác (sơ cấp…) giảm 50% từ 1.057 năm 2011 xuống còn 598 người năm 2015.

Điều đó chứng tỏ sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan thuế rất quyết liệt

trong công tác ĐTBD cũng như nỗ lực của các cá nhân trong việc nâng cao trình độ của bản thân, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ nữ cán bộ công chức trong Tổng cục Thuế ngày một tăng - ngoài công việc chuyên môn còn đảm trách

nhiệm vụ tại gia đình chứng tỏ nỗ lực của cán bộ công chức đã tranh thủ tối đa thời gian làm việc để vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn vừa nâng cao

trình độ của bản thân. Nhiều công chức đã chủ động đăng ký tham gia các chương trình đào tạo ngoài giờ hành chính để không làm ảnh hưởng đến công việc chuyên môn.

Biểu 2.3. Trình độ đào tạo của cán bộ công chức Tổng cục Thuế giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: người

Trình độ đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tiến sỹ 8 9 10 13 14 Thạc sỹ 476 611 1.048 1.504 1.957 Đại học 24.737 25.781 27.663 28.000 28.970 Cao đẳng 1.066 988 964 875 947 Trung cấp 13.684 12.268 10.619 9.167 7.992 Khác 1.057 839 845 736 598 Tổng cộng 41.028 40.496 41.149 40.295 40.478 (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế, 2016) Đơn vị: người (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế, 2016)

Sơ đồ 2.4. Biến động trình độ đào tạo của cán bộ công chức Tổng cục Thuế giai đoạn 2011-2015

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000

Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Qua sơ đồ có thể nhận thấy tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ đại học chiếm đại đa số, đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đó nâng cao hiệu lực công tác quản lý thuế.

Tuy nhiên, qua điều tra, khảo sát thực tế, cũng có thể nhận thấy trình độ chuyên môn tốt và học vị cao, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên không phải luôn đi đôi với năng lực QLNN lý giỏi và việc vận dụng kiến thức đã được đào tạo bồi dưỡng vào quá trình thực thi công vụ. Một số người có học hàm, học vị, có thâm niên công tác, được ĐTBD bài bản nhưng không phát huy được năng lực, sở trường về chuyên môn của mình vì lý do khách quan cũng như chủ quan, do vậy gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như hiệu quả hoạt động của đơn vị. Điều này đòi hỏi công tác ĐTBD phải có kế hoạch sát với nhu cầu thực tiễn và sử dụng có hiệu quả CBCC đã được ĐTBD.

Một số liệu khác cũng đưa lại kết quả tương tự đó là về phân loại ngạch công chức, số liệu chi tiết như sau:

Biểu 2.4. Phân loại ngạch công chức Tổng cục Thuế giai đoạn 2011-2015

Số lượng: người

Ngạch công chức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

CVCC và tương đương 10 9 30 20 31 CVC và tương đương 1.909 1.830 1.782 1.614 1.548 CV và tương đương 20.205 20.452 21.624 23.086 24.487 Cán sự và tương đương 17.436 17.017 16.756 14.609 13.691 Nhân viên 1.486 1.188 957 875 721 Tổng cộng 41.028 40.496 41.149 40.295 40.478 (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế, 2016)

Có thể nhận thấy số lượng chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và tương đương còn thấp xong lại còn có xu hướng giảm vì tiệm cận độ tuổi nghỉ hưu, đây là những cán bộ giữ vị trí công tác chủ chốt, nhiều kinh nghiệm.

Số lượng: người

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế, 2016)

Sơ đồ 2.5. Biến động phân loại ngạch cán bộ công chức tại Tổng cục Thuế giai đoạn 2011-2015 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Chuyên viên cao cấp và tương đương Chuyên viên chính và tương đương Chuyên viên và tương đương Cán sự và tương đương Nhân viên Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Trình độ QLNN là yêu cầu đối với công chức thuế, đòi hỏi sau khi tuyển dụng phải được ĐTBD về QLNN, việc này cung cấp tri thức cho công chức những vấn đề về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của CBCC, những điều CBCC không được làm…trong thực tiễn, trình độ QLNN hỗ trợ rất nhiều cho thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của họ.

Qua nắm bắt thực tế, thời gian qua CBCC thuế đã có nỗ lực cải cách cả về văn hóa ứng xử và trình độ chuyên môn, nhưng cơ bản mới dừng lại ở CBCC cấp Tổng cục, cán bộ quản lý các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Và số CBCC này chỉ chiếm quanh mức 20%. Còn lại khoảng 80% CBCC quản lý hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ lại chưa đáp ứng về chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin…. Nhiều nội dung được quy định trong văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nhưng công chức thuế cấp xã/phường chưa nắm được nên lúng túng, gây khó khăn cho

NNT - nhất là trong bối cảnh đối tượng NNT này đông hơn số lượng doanh nghiệp rất nhiều lần, gồm tất cả các loại hình sản xuất, kinh doanh…. Hiện tại, toàn quốc có trên 500.000 DN nhưng số hộ kinh doanh nộp thuế là trên 1,5 triệu. Do đó, đào tạo nâng cao trình độ CBCC thuế, đặc biệt quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh là nhu cầu bức thiết. Làm sao để họ tinh thông nghiệp vụ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là vấn đề

mà Tổng cục Thuếphải giải quyết với lộ trình phù hợp.

Một thực trạng đáng quan tâm khác là độ tuổi trung bình Tổng cục Thuế cao nhất là ở cấp Chi cục với phần lớn CBCC là những người tham gia

bộ đội xong chuyển ngành về công tác tại Tổng cục Thuế, lượng CBCC nghỉ hưu trong ngắn hạn lớn, những CBCC ở độ tuổi này cũng như ở độ tuổi tiệm cận rất khó để có thể đào tạo, đào tạo lại vì khả năng tiếp cận với cái mới, với công nghệ thông tin thực sự khó khăn và khách quan là họ ngại thay đổi, ngại phải học tập, đào tạo, bồi dưỡng trong khi thời gian công tác không còn nhiều và không có mục tiêu phấn đấu, phát triển.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)