Tăng cường quản lý nhà nước về nội dung, chương trình và phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 91 - 94)

2020.

3.2.5. Tăng cường quản lý nhà nước về nội dung, chương trình và phương

phương phápđào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức

Đổi mới nội dung, chương trình là khâu rất quan trọng của đổi mới

công tác ĐTBD. Vì thực tiễn rất sinh động và không ngừng thay đổi nên nội dung, chương trình phải bám sát với thực tế, bắt kịp với những yêu cầu về nghiệp vụ quản lý thuế theo những thay đổi của môi trường quản lý, như thay đổi về chính sách, công nghệ thông tin và các phương thức trốn thuế, tránh thuế của NNT. Nội dung, chương trình cần đảm bảo được một số yếu tố sau:

- Hoạt động ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong giải quyết các thủ tục hành chính thuế yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

- Nội dung cần bao quát kiến thức cơ bản nhằm trang bị cho CBCC

phương pháp khoa học, nâng cao năng lực tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, khả năng ứng dụng lý luận một cách sáng tạo, hiệu quả. Kiến thức cơ bản phải cung cấp cho học viên kỹ năng thực hành, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phát hiện, xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn nhanh, kịp thời, hiệu quả. Tiến tới xây dựng các chương trình ĐTBD theo nhu cầu công việc, trong đó xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khoá học hoặc CBCC được lựa chọn chương trình ĐTBD phù hợp, thiết thực với nhu cầu công việc, từ đó có động lực và thái độ học tập tích cực,

nghiêm túc. Riêng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cần chú trọng xây dựng nội dung kiến thức đi sâu về kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo.

- Đổi mới công tác ĐTBD CBCC thuế phải đảm bảo tính liên kết giữa ĐTBD CBCC mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho CBCC thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ Tổng cục Thuế, cụ thể: Đối với những CBCC mặc dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng nhưng năng lực thực tiễn còn thiếu cần tăng cường ĐTBD trong thực tiễn công việc. Hệ thống chương trình đào tạo suốt đời cho công chức thuế được xây dựng tương đối phong phú và toàn diện theo Quyết định số 2240/QĐ-TCT ngày 05/11/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thuế đối với công chức viên chức Tổng cục Thuế nhằm phục vụ yêu cầu giải quyết công việc của cơ quan thuế. Hệ thống chương trình này được thiết

kế để trang bị các chuẩn kiến thức và năng lực chung cho cán bộ thuế, bảo đảm công chức thuế ở từng nhóm ngạch bậc có được những phẩm chất, năng lực cần thiết để làm việc hiệu quả trong hệ thống. Đồng thời, có một nhóm chương trình mang tính lựa chọn để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và đáp ứng nhu cầu hoàn thiện bản thân của từng cá nhân công chức thuế.

- Mỗi chương trình đào tạo được xây dựng chi tiết, cụ thể theo từng hoạt động nghiệp vụ quản lý ngành. Quá trình xây dựng chương trình, thiết kế nội dung có sự tham gia tích cực của cán bộ/ chuyên gia có kinh nghiệm tại từng chức năng quản lý thuế. Bên cạnh đó, xây dựng các bài tập tình huống mang tính chất mô phỏng (sử dụng các tình huống có thật và thay đổi thông tin định danh, một số thông tin phụ không cần thiết) để học viên dễ hình dung, dễ làm quen với các tình huống nghiệp vụ.

- Ngoài ra, nội dung ĐTBDphải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo, quản lý và công chức các ngạch hành chính, kiến thức văn hoá

ĐTBD theo tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, viên chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận, các chương trình cụ thể như: kỹ năng dành cho công chức, viên chức lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm các

chức năng quản lý thuế; ứng dụng công nghệ thông tin;... Quan tâm ĐTBD cho đội ngũ CBCC những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, những kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc được giao. Đây là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đến khả năng phân tích, luận giải những vấn đề thực tiễn từ những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

Đồng thời tăng cường việc phối kết hợp giữa Tổng cục Thuế và các Đại học, Học viện có đào tạo về lĩnh vực tài chính công, thuế như việc Tổng cục Thuế và Học viện Tài chính ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2016-

2020 như: Tham gia với Học viện Tài chính (Khoa Thuế và Hải quan) xây dựng chương trình, nội dung các môn học đào tạo sinh viên chuyên Tổng cục Thuế; biên soạn bài giảng, giáo trình các môn học nghiệp vụ chuyên ngành

thuế ở các bậc học và các hình thức ĐTBD khác nhau tại Học viện.

Bên cạnh nội dung, chương trình thì phương pháp ĐTBD cũng có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, cần đổi mới các phương pháp ĐTBD theo

hướng hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ, thay đổi, kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại (như phương pháp thảo luận, làm việc nhóm, tình huống giả định,

đóng vai, trực quan, kích thích tư duy…). Khuyến khích học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế tại các Cục thuế, Chi cục thuế với thời gian thích hợp để điều tra, nghiên cứu thực sự một số tình huống nhằm góp phần giải quyết một

số vấn đề và đề xuất những biện pháp xử lý những vấn đề đang nổi cộm, bức xúc hiện nay.

- Đẩy mạnh việc hoàn thiện, sửa đổi bổ sung và ban hành mới đảm bảo đầy đủcác quy trình, sổ tay nghiệp vụ giải quyết từng loại công việc trong nội bộ cơ quan thuế các cấp và các chuẩn mực đánh giá chất lượng công việc, từ đó có cơ chế chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn quản lý thuế tại các vụ, đơn vị chức năng và cơ quan thuế địa phương để phục vụ cho công tác đào tạo bảo đảm tính cập nhật, toàn diện và thống nhất; đồng thời chú trọng ĐTBD về “thẩm quyền - quy trình - thủ tục” khi thực hiện công vụ. Bên cạnh đó, CBCC cần được trang bị văn hóa chính trị, văn hóa công sở cao, làm việc khoa học, hiệu quả, chuyên nghiệp, có tính kế hoạch, kỷ luật cao, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, các kỹ năng thành thạo (sử dụng các công nghệ hiện đại, kỹ năng làm việc với con người…). Đặc biệt, CBCC thuế phải có bản lĩnh chính trị vững vàng vì trong tình hình phức tạp hiện nay, cộng với đặc thù của lĩnh vực thuế không ít cám dỗ, lợi ích từ công việc giải quyết với cá nhân, tổ chức thì đây được xem là một trong những yêu cầu hàng đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tổng cục huế, bộ tài chính (Trang 91 - 94)