Các biểu hiện thể hiện động lực làm việc của viên chức khối phòng ban

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 31)

phòng ban đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

Tác giả xin được đề cập đến trong phạm vi luận văn của mình một số biểu hiện động lực làm việc của viên chức khối phòng ban đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập chủ yếu sau:

1.2.3.1. Mức độ quan tâm, tham gia vào công việc

- Nhận thức về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ được giao: Mỗi viên chức trong đơn vị đều đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau tuỳ theo yêu cầu của đơn vị. Mỗi thành viên trong đơn vị đảm nhận một vị trí, vai trò, chức năng khác nhau theo quy định, bố trí và sắp xếp của đơn vị nơi viên chức làm việc. Mỗi cá nhân hoặc bộ phận nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình được giao sẽ góp phần đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả công việc.

Nhận thức về nhiệm vụ của viên chức thể hiện ở chỗ viên chức phải hiểu được tính chất, nội dung và các yêu cầu của nhiệm vụ được giao một cách tự giác, có ý thức. Khi viên chức nhận thức đúng và đầy đủ về nhiệm vụ của mình thì có ý thức phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trái lại, khi viên chức chưa hiểu đầy đủ nhiệm vụ của mình thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ đó.

- Nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình: Viên chức cần hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong đơn vị. Sự hiểu biết này gắn liền với sự hiểu biết nhiệm vụ được giao. Viên chức phải tự ý thức được mình cần thực hiện những nghĩa vụ gì và có trách nhiệm như thế nào đối với nhiệm vụ được giao. Việc nhận thức đúng trách nhiệm và nghĩa vụ sẽ giúp cho viên chức không làm sai, không làm trái hoặc vượt quá quyền hạn và nhiệm vụ được giao, không làm những điều sai trái gây tổn hại tới lợi ích của người khác và lợi ích chung của đơn vị.

- Mức độ hoàn thành công việc: Hiệu quả, kết quả là thước đo chính xác nhất về mức độ hoàn thành công việc. Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của viên chức có thể dựa trên tiêu chí về số lượng (thời gian lao động, số lượng đầu việc thực hiện, số lượng sáng kiến và sáng tạo), tiêu chí về chất lượng (hoàn thành công việc hay hoàn thành vượt mức, đúng thời hạn hay không, công việc đạt yêu cầu không…).

- Sự gắn bó trong công việc, mức độ hài lòng về công việc được giao và có mục tiêu phát triển nghề nghiệp trong hiện tại và tương lai, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để thành thạo công việc và nâng cao kỹ năng làm việc, sáng tạo và chủ động trong thực thi và giải quyết công việc, tự giác và có trách nhiệm với công việc.

1.2.3.2. Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc

Hiệu suất làm việc luôn bắt đầu bằng mục tiêu. Khi mục tiêu được xác lập thì sự kiên trì theo đuổi kết quả mục tiêu có sự khác nhau cơ bản về mức độ hoàn thành mục tiêu và mức độ hoàn thành mục tiêu một cách tối đa: đó là hiệu suất sử dụng thời gian, mục tiêu hoàn thành xuất sắc bao giờ cũng cần một hiệu suất thời gian lớn hơn mức hoàn thành mục tiêu ở cấp độ thông thường.

1.2.3.3. Mức độ nỗ lực trong công việc

Tinh thần làm việc, sự kiên trì vượt qua khó khăn trong công việc được giao, mức độ tập trung vào công việc, cường độ lao động. Nỗ lực là mức độ cao hơn mức độ hoạt động thông thường, là biểu hiện thể hiện động lực làm việc xuất phát từ bên trong cá nhân viên chức khi nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích và trách nhiệm với công việc được giao.

1.2.3.4. Mức độ gắn bó nghề nghiệp

Mong muốn được gắn bó với công việc hay luôn muốn tìm việc khác, chuyển việc khi có cơ hội, liệu viên chức có thực sự yêu thích công việc hay nhiệm vụ được giao hay không; họ có cảm thấy thoải mái khi làm công việc đó và môi trường làm việc có thuận lợi cho việc cống hiến, thể hiện năng lực của bản thân hay không. Tóm lại, mức độ quan tâm đến nghề nghiệp thể hiện sức hút của một nghề hay một công việc nào đó.

Động lực làm việc của viên chức khối phòng ban đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là sự thúc đẩy khiến cho viên chức làm việc trong các khối

phòng ban làm việc nỗ lực hăng say, phát huy hết khả năng, sự sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động đào tạo của đơn vị sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 31)