Tạo động lực thông qua xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh đạo là

cách thức làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.

Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo. Mỗi nhà quản lý đều có một phong cách lãnh đạo riêng với những môi trường khác nhau tạo nên sự đa dạng. Về cơ bản có ba loại phong cách đó là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo tự do. Mỗi phong cách đều có những ưu nhược điểm riêng do đó người lãnh đạo phải xây dựng cho mình một phong cách phù hợp với tổ chức kết hợp với việc vận dụng sáng tạo các phong cách lãnh đạo trong các tình huống khác nhau để có kết quả quản lý tốt nhất.

Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới viên chức trong thực hiện nhiệm vụ. Với phong cách dân chủ, người lãnh đạo có thể đem tới nguồn cảm hứng làm việc, kích thích mỗi cá nhân phát huy sáng tạo, tự chủ trong giải quyết công việc, tạo bầu không khí làm việc hăng say, hết mình. Tuy nhiên việc sử dụng kết hợp các phong cách lãnh đạo một cách linh hoạt mới là tối ưu nhất, không nên quá lạm dụng phong cách nào bởi mỗi phong cách đều có ưu nhược điểm nhất định. Kết hợp và sử dụng phong cách lãnh đạo nào đều tùy thuộc vào tình huống sẽ khai thác và phát huy được tác dụng, ưu điểm của nó.

Nhân cách của người lãnh đạo là sự thống nhất giữa tài và đức. Tài và đức của người lãnh đạo tạo nên uy tín và tín nhiệm của mọi người và đơn vị. Trong giai đoan hiện nay người lãnh đạo phải có tâm và tầm, phải biết nhìn xa trông rộng, có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, hiệu quả và chất lượng. Một tập thể, đơn vị có được người lãnh đạo như vậy sẽ là một tập thể phát huy được sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng và có trách nhiệm

với công việc được giao, có động lực để làm việc và cống hiến cho sự phát triển của tổ chức.

Như vậy có thể hiểu tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng ban

trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là tất cả những hoạt động mà đơn vị sự nghiệp thực hiện đối với viên chức làm việc tại các phòng ban nhằm tác động tới hành vi, thái độ, khả năng của viên chức nhằm thực hiện mục tiêu của đơn vị sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)